Chuyển đến nội dung chính

Tích cân voi


[IMG]

Tào Xung được công nhận là một người đặc biệt tài năng và thông minh từ khi còn rất nhỏ. Khi cậu bé lên 6 tuổi, trí thông minh của cậu được mọi người cho là đã tương đương với một người lớn.

Một ngày, Tôn Quyền, người sau này cai trị nước Đông Ngô trong thời Tam Quốc gửi cho Tào Tháo, nhà lãnh đạo thực quyền tại phương Bắc một con voi làm quà. Khi con voi được gửi tới Kinh thành Hứa Xương, Tào Tháo dẫn văn võ bá quan cùng con trai Tào Xung tới xem con thú.

[IMG]

Tào Tháo chưa từng trông thấy con voi bao giờ. Con voi rất cao và to, chân của nó dày như chiếc cột nhà và người ta có thể đi dưới bụng của nó.
Tào Tháo nói: “Đây thực sự là một con voi khổng lồ. Nhưng nó nặng bao nhiêu? Có ai biết cách cân nó không?”
Đây là một câu hỏi hay và nó đã khuấy động sự bàn tán trong văn võ bá quan.
Một người nói: “Chúng ta phải làm một cái cân thật lớn.”
Người khác lại nói: “Chiếc cân ấy phải lớn đến như thế nào? Và ông có thể đảm bảo con voi không bước ra khỏi cái cân không? Cách duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra là giết con voi và xắt thịt nó thành từng mảnh.”
Những người khác cười nhạo viên quan này; họ cho rằng đề nghị của ông ta đúng là một ý kiến ngu xuẩn. Họ cũng không đồng ý giết con voi.
Lúc ấy, một đứa bé bước ra và nói: “Cha, con biết cách cân con voi.”
Tào Tháo vô cùng thích thú và cười lớn khi ông thấy rằng đó là đứa con trai Tào Xung của ông. Ông nói: “Con vẫn chưa đến tuổi đâu. Con vừa nảy ra ý tưởng gì vậy? Hãy nói cho cha biết và cha sẽ xem nó có ý nghĩa gì không.”
Tào Xung bèn giải thích điều cậu vừa nghĩ ra. Tào Tháo rất hài lòng. Ông lập tức truyền lệnh cho binh lính chuẩn bị cân con voi. Rồi ông nói với văn võ bá quan: “Đi thôi! Chúng ta sẽ xem con voi được cân bởi dòng sông.”
Tất cả văn võ bá quan đi theo Tào Tháo ra bờ sông, nơi một chiếc thuyền lớn neo đậu ở đó. Tào Xung yêu cầu lính gác dẫn con voi lên trên thuyền. Khi chiếc thuyền đã thăng bằng, cậu bé vạch một vạch đánh dấu mức nước lên thân chiếc thuyền. Rồi cậu hạ lệnh đưa con voi ra khỏi chiếc thuyền. Sau đó cậu yêu cầu lính gác khuân những khối đá với nhiều kích cỡ lên trên thuyền, và chúng khiến chiếc thuyền chìm thêm xuống mặt nước. Khi mực nước đã đến mức được đánh dấu trên thân thuyền, cậu ra lệnh cho lính gác ngừng khuân đá.

[IMG]

Ban đầu, văn võ bá quan không hiểu điều gì đang diễn ra. Họ nhanh chóng hiểu được quá trình khi trông thấy mực nước đạt đến mức được đánh dấu. Họ thốt lên: “Ý kiến hay! Ý kiến hay quá!” Mọi người đã đoán được rằng tất cả những gì cần làm chỉ là cân đống đá và tính tổng lại để xác định trọng lượng của con voi.

Người TQ từng khinh thường, nghĩ rằng ở VN không có người tài nên cũng bày trò thách đố cân voi, tuy nhiên họ k ngờ rằng Trạng lường Nguyễn Thế Vinh có thể giải đố xuất sắc như thế, có thể là ông học theo cách của người xưa, hoặc cũng có thể đó là tư tưởng lớn gặp nhau. Cái này trời biết, đất biết, các ngài ấy biết, P không biết ^o^.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư