Chuyển đến nội dung chính

Khúc Nghê Thường Vũ Y

"Nghê thường vũ y khúc" gọi tắt là "Nghê thường" là vũ nhạc cung đình dưới thời Đường, thuộc điệu "Thương". Toàn khúc phân làm ba phần: tán, trung và khúc phá. Tán tự là diễn tấu nhạc khí, không vũ không ca, trung tự bắt đầu có nhịp phách, vừa ca vừa vũ: khúc phá là cao trào của toàn khúc, nhiều âm nhịp gấp, thanh điệu sang sảng, lúc kết thúc thì chuyển chậm, chỉ vũ mà không ca. "Nghê thường vũ y vũ" phối hợp với nó, người vũ nửa trên trang sức lông vũ nhiều màu, nửa dưới mặc váy trắng, hoa văn lấp lánh, thế múa nhẹ nhàng, trang nhã, giống như tiên nữ trên mây. Tóm lại, múa nhạc và y phục của nó điều ra sức miêu tả tiên cảnh vô hư chập chờn với hình ảnh tiên nữ.

Điển tích

Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.
Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa.
Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt.

 

Nguồn gốc

Trong bài tựa của Nhạc phủ "Bà la môn" viết: Giai điệu Thương, trong năm Khai Nguyên, tiết độ sứ Tây Lương, Dương Kính Thuật dâng, năm Thiên bảo thứ 13 đổi là "Nghê thường vũ y", "Điệu khúc Thương" là chỉ "Nghê thường khúc". "Khai Nguyên" là niên hiệu của Đường Huyền Tông tức năm 713 - 741. "Thiên Bảo" cũng là niên hiệu của Đường Huyền Tông, tức năm 742 - 756.

Trong "Dương thái chân ngoại truyện" nói về "Nghê thường vũ y khúc", Đường Huyền Tông lên lầu Tam hương ngắm núi Nữ nhi mà làm ra.

Cũng có người cho rằng, Huyền Tông lên lầu Tam hương ngắm núi Nữ nhi, sau về cung, chỉ làm được nửa phần đầu "Nghê thường", mãi về sau tiếp thu "Bà la môn khúc" của Dương Kính Thuật dâng, mới có thể diễn tiếp thành toàn khúc.

Tự thân "Nghê thường vũ y khúc" muốn miêu tả cảnh tiên, mà quá trình sáng tác của nó lại vàng thau lẫn lộn, khiến tác phẩm càng bao phủ một sắc thái truyền kỳ, huyễn mộng!

Lược sử

Những nhà sử học và khảo cổ học đã cho biết: đời Đường (và trước đời Đường), người Trung Quốc đã có một khái niệm rõ rệt về địa dư vùng Tân Cương mà họ thường đến để mua bán và... chinh tây. Mặc dù người Trung Quốc chưa từng chinh phục Ấn Độ nhưng sự bang giao về thương mại và chính trị đã có từ đời Hán (206-196 TCN). Ấn Độ là nơi mà đạo Bà La Môn rất phồn thịnh. Lắm khi người Trung Quốc và người Tân Cương lúc bấy giờ gọi phần đất Ấn Độ là Bà La Môn quốc. Bằng cớ là vào năm 629, lúc nhà sư Trần Huyền Trang (thường gọi là Đường Tam Tạng) đi thỉnh kinh ở Ấn Độ, ghé nước Cao Xương. Vua nước này có viết một bức thư cho vị Khả Hãn Tây Đột Quyết, yêu cầu Khả Hãn hết sức ủng hộ Huyền Trang đi dễ dàng đến "Bà La Môn quốc".
Vậy, ta có thể cho khúc "Nghê thường vũ y" là hình thức biến chuyển của khúc hát "Bà La Môn" đã có trước tiên ở phần đất Ấn Độ ngày xưa. Nó truyền sang Trung Hoa ở đất Tây Lương do Tiết độ sứ Trương Kính Thuật đem dâng cho Đường Minh Hoàng.
Đất Tây Lương chính là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ngày nay của nước Trung Quốc. Trước đời nhà Đường, Đôn Hoàng đóng một vai trò quan trọng về phương diện văn hóa và thương mại.
Về mặt văn hóa, Đôn Hoàng chính là nơi các pháp sư Ấn Độ đến nghỉ ngơi, giảng đạo trước khi đi sâu vào đất Trung Hoa. Về mặt thương mại, Đôn Hoàng là đầu cầu nối liền đường chở tơ lụa từ Trung Hoa sang Ấn Độ, Ba Tư đến Địa Trung Hải. Ở đây là nơi tập trung các đoàn thương gia quốc tế chuyên chở hàng hóa trên lưng lạc đà tấp nập để trao đổi sản phẩm. Các nhà sử học gọi là "Đường tơ lụa" (Route de la soie).
Con đường dài xa thẳm ấy phải trải qua nhiều nước nhỏ với những vùng nông nghiệp rải rác phì nhiêu. Những nước nhỏ này nay đã bị diệt vong. Nhưng từ đầu công nguyên, những nước này có một nền văn hóa khá cao, chịu ảnh hưởng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Hoa. Nước đáng chú ý nhứt là nước Qui Tư. Nước này giỏi về âm nhạc và vũ khúc. Nhạc công đội khăn đen, mặc y phục bằng lụa đỏ, tay áo thêu. Bản nhạc của họ có nhiều tên thơi mộng "Trò chơi giấu kim thoa", "Người ngọc chuyền ly rượu", v.v... Khi hòa tấu, có bốn người biểu diễn ca vũ. Ở vùng núi nước Qui Tư có những ngọn suối đàn. Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm bổng trầm. Mỗi năm một lần các nhạc sĩ đến lắng nghe để phổ thành nhạc.
Phụ nữ nước Quy Từ rất đẹp. Gương mặt tròn, đều đặn. Y phục đặc biệt là nhiều kiểu, nhiều màu, thêu thùa khéo léo. Đàn ông mặc áo trắng viền xanh hoặc xanh viền trắng. Đàn bà mặc hai kiểu áo: tay rộng và tay chật. Áo trắng bâu xanh. Áo đen có thêu hình màu xanh trắng. Áo dài xanh viền vàng hoặc có sọc vàng. Phải chăng đó là những màu "nghê thường"?
Vậy, căn cứ vào khoa khảo cổ và sử học, ta có thể cho khúc "Nghê Thường vũ y" là một ca vũ khúc Ấn Độ truyền sang. Trên con đường phiêu lưu bằng "con đường tơ lụa" trước khi truyền sang Trung Hoa, khúc ca vũ này đã bị các sắc tộc dọc đường biến cải ít nhiều. Và khi đến Trung Hoa thì nó được chấn chỉnh lại cho hợp với dân tộc tính Trung Hoa do một nhà vua phong lưu tài tử, ăn chơi rất mực.

Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Dẫu nghề tay múa, miệng xang,
Thiên tiên cũng xếp Nghê Thường trong trăng.

Trong "Bích Câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đong đưa khoe thắm, đưa vàng,
Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha.

Diễn giải

"Nghê" là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách ngày xưa chỉ nhận có năm màu.
"Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người. "Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu.
"Vũ y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.
"Nghê Thường vũ y", ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.

Quy Từ là một vương quốc Phật giáo nằm trên tuyến nhánh của Con đường tơ lụa chạy dọc theo rìa phía bắc của hoang mạc Taklamakan tại lòng chảo Tarim và phía nam sông Muzat. Khu vực này nay thuộc địa khu Aksu, Tân Cương, Trung Quốc. 

Tham khảo và trích dẫn 

Nhận xét

  1. Bài có nhiều thông tin hay.
    Em xem thêm ở link này nữa nhé
    https://sites.google.com/site/cauchuyenvanhocnghethuat/vhnt-102

    Trả lờiXóa
  2. ""Nghê thường vũ y khúc" gọi tắt là "Nghê thường" là vũ nhạc cung đình dưới thời Đường, thuộc điệu "Thương". Toàn khúc phân làm ba phần: tán, trung và khúc phá. Tán tự là diễn tấu nhạc khí, không vũ không ca, trung tự bắt đầu có nhịp phách, vừa ca vừa vũ: khúc phá là cao trào của toàn khúc, nhiều âm nhịp gấp, thanh điệu sang sảng, lúc kết thúc thì chuyển chậm, chỉ vũ mà không ca. "Nghê thường vũ y vũ" phối hợp với nó, người vũ nửa trên trang sức lông vũ nhiều màu, nửa dưới mặc váy trắng, hoa văn lấp lánh, thế múa nhẹ nhàng, trang nhã, giống như tiên nữ trên mây. Tóm lại, múa nhạc và y phục của nó điều ra sức miêu tả tiên cảnh vô hư chập chờn với hình ảnh tiên nữ.

    Quá trình sáng tác vũ khúc này, có truyền thuyết thần thoại về: Đường Huyền Tông, Lý Long Cơ từng theo chân một đạo sĩ tên La Công Viễn du Nguyệt Điện. Trên cung Trăng, Huyền Tông thấy vài trăm tiên nữ mặc xiêm y trắng múa theo tiên nhạc ở quảng đình. Đường Huyền Tông vốn thông hiểu âm luật nên sau khi về đến nhân gian, dựa vào ký ức viết ra nửa phần trước là "Nghê thường", nửa phần sau không nhớ được nữa.

    Giữa lúc buồn không biết xoay xở cách nào, Huyền Tông bỗng nghe báo có tiết độ sứ Tây Lương, Dương Kính Thuật vào triều, và dâng một bài "Bà la môn khúc" âm điệu của nó hết sức phù hợp với cái ông nghe trên cung trăng. Huyền Tông cả mừng, bèn đem tiên nhạc vừa ghi được làm ca từ, lấy "Bà la môn khúc" làm nhạc chương ở phần sau và gọi là "Nghê thường vũ y khúc".

    Điều đó rõ là sự bịa đặt của tiểu thuyết gia.

    Trong bài tựa của Nhạc phủ "Bà la môn" viết: Giai điệu Thương, trong năm Khai Nguyên, tiết độ sứ Tây Lương, Dương Kính Thuật dâng, năm Thiên bảo thứ 13 đổi là "Nghê thường vũ y", "Điệu khúc Thương" là chỉ "Nghê thường khúc". "Khai Nguyên" là niên hiệu của Đường Huyền Tông tức năm 713 - 741. "Thiên Bảo" cũng là niên hiệu của Đường Huyền Tông, tức năm 742 - 756.

    Trong "Dương thái chân ngoại truyện" nói về "Nghê thường vũ y khúc", Đường Huyền Tông lên lầu Tam hương ngắm núi Nữ nhi mà làm ra.

    Cũng có người cho rằng, Huyền Tông lên lầu Tam hương ngắm núi Nữ nhi, sau về cung, chỉ làm được nửa phần đầu "Nghê thường", mãi về sau tiếp thu "Bà la môn khúc" của Dương Kính Thuật dâng, mới có thể diễn tiếp thành toàn khúc.

    Tự thân "Nghê thường vũ y khúc" muốn miêu tả cảnh tiên, mà quá trình sáng tác của nó lại vàng thau lẫn lộn, khiến tác phẩm càng bao phủ một sắc thái truyền kỳ, huyễn mộng!

    (Chị đọc được trên mạng thêm bài này. Thêm thông tin cho em. Chị đọc và copy ra thôi, chứ không tìm hiểu thêm)

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư