Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Vua Khang Hi với việc biên soạn bộ Khang Hi tự điển

Tác giả: Vũ Nhân Tự điển là gì? Tự điển là loại sách công cụ ngữ văn thường dùng hàng ngày. Mỗi khi mọi người gặp một số chữ Hán mình không biết hoặc không hiểu, sẽ mở tự điển ra để tra cứu, trong đó sẽ có âm đọc, ý nghĩa và cách dùng... của chữ đó. Vậy lai lịch của hai chữ “Tự điển” ra sao ? Từ năm 1716 về trước, Trung Quốc vẫn chưa có “Tự điển” này. Vậy trong xã hội cổ đại kéo dài, lẽ nào Trung Quốc lại không có lấy một bộ thư tịch nào, để có thể tra cứu âm đọc và ý nghĩa của chữ Hán ? Đương nhiên là có, nhưng nó chưa được gọi là “Tự điển”. Loại thư tịch mà Trung Quốc thời cổ đại có thể dùng để tra cứu âm đọc và ý nghĩa của chữ Hán, gồm hai loại lớn. Loại thứ nhất gọi là “Tự thư”, bộ ra đời sớm nhất là Thuyết văn giải tự, thành sách vào năm Đông Hán Hòa Đế Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công nguyên 100), tác giả là Hứa Thận. Một loại gọi là Vận thư, bộ sớm nhất hiện còn giữ được là Thiết vận, thành sách vào năm Tùy Văn Đế Nhân Thọ nguyên niên (Công nguyên 601), tác giả là Lục Pháp Ngôn. Bộ trướ
Các bài đăng gần đây

Phật giáo suy tàn ở Ấn Độ

Phật giáo bắt đầu chính thức suy tàn khi vương triều Kushan bị sụp đổ, và vương triều Bà la môn Gupta chiếm Magadha vào đầu thế kỷ thứ Tư. Nhiều việc bức hại Phật tử bắt đầu xẩy ra. Thành và đại học Nalanda (Na Lan Đà) bị khủng bố. Người Bà la môn sát hại Aryadeva (A Li Da Đề Bà), đại đệ tử của Narajuna (Long Thọ Bồ tát), vì họ thua ông trong việc tranh luận về tôn giáo. Rồi vua Sasanka đuổi tất cả tăng chúng Phật giáo ra khỏi Kusinagara (Câu Thi Na), là nơi Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Ông ta cũng cho bật gốc và đốt cây Bồ đề ở Bodhi Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ra tro, rồi thay thế bằng một tượng Shiva. Đại sư Trung Hoa Pháp Hiền khi đến Tây Trúc từ năm 399 đến 414 thấy Phật Giáo còn được hưng thịnh ở vài nơi như Kapilavasu (Ca Tỳ La Vệ) và Gaya (Già da). Nhưng nhìn tổng thể thì Phật giáo ở Ấn Độ lúc bấy giờ đã suy vi nhiều rồi. Rồi người Hung Nô tràn vào Gandhara (Kabul – Càn Đà) cuối thế kỷ thứ Năm. Các tu viện và di tích thiêng liêng của Phật giáo ở vùng Đông-bắc Ấn Độ bị tiêu diệt. Tăn

Kỵ húy

Năm 1806, vua Gia Long và vợ (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) kén chọn con gái của các quan đại thần làm vợ cho thái tử Nguyễn Phúc Đảm, người về sau là Vua Minh Mạng. Cô Hồ Thị Hoa, 16 tuổi, con gái của Phúc Quốc công Hồ Văn Bôi người Biên Hòa được chọn. Một năm sau, 1807, Hồ Thị Hoa sinh hạ hoàng tôn Nguyễn Phúc Miên Tông, tức về sau là vua Thiệu Trị. Nhưng chỉ 13 ngày sau khi sinh, bà Hoa qua đời. Vua Gia Long rất thương tiếc đứa con dâu hiếu thuậu, ban lệnh kỵ húy cho bà. Nhưng chỉ sau khi vua Minh Mạng lên ngôi (1821) mới chính thức ban chiếu về sự kỵ húy cho người vợ vắn số. Từ đó, tất cả những từ Hoa trong dân gian khi nói hay viết được đổi sang nhiều từ khác. Tỉnh Thanh Hoa đổi thành tỉnh Thanh Hóa , Cầu Hoa (trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, Sài Gòn) được đổi thành Cầu Bông . Cửa (gate) Đông Hoa của Hoàng thành Huế đổi thành cửa Đông Ba . Và chợ Đông Hoa ngoài cửa Đông Hoa cũng đổi tên thành chợ Đông Ba …

Triệu Vũ Linh Vương và Hồ phục kỵ xạ

Sau khi tam phân nước Tấn năm 403 TCN, nước Triệu nguyên là một họ Đại phu nước Tấn dựng nên từng một thời trở nên lớn mạnh, sau đó lại dần dần lép vế trước các láng giềng hùng mạnh: nước này không có các ưu thế về địa lý hiểm trở như Tần, sức mạnh quân sự như Ngụy, lãnh thổ rộng lớn như Sở, sự giàu có và thịnh vượng như Tề. Bị những kẻ thù hùng mạnh bao quanh từ mọi hướng, nước Triệu phải chiến đấu cực kỳ gian khổ vì sự sinh tồn của mình. Tuy nhiên, nước này vẫn là yếu nhất cho tới khi các cuộc cải cách của Triệu Vũ Linh vương (326 TCN-298 TCN) thành công. Năm 325 trước công nguyên, Triệu Vũ Linh Vương lên nối ngôi, đây là quân chủ thứ 6 của Triệu, ông tên thật là Triệu Ung, là vị quân chủ đầu tiên của Triệu xưng vương và là một ông vua rất có hoài bão, ông đã hạ quyết tâm cải cách để nhà nước lại trở nên lớn mạnh. Bấy giờ người Hồ vẫn thường xuyên xuất binh quấy nhiễu biên giới các nước, họ giỏi nghề cung ngựa, mặc áo ngắn, mỗi

Cửu Đỉnh (九 鼎)

Bảo vật truyền quốc cổ đại, dùng làm tượng trưng cho chính quyền một nước Theo sách ” Tả Truyện 左 傳 ” thì vua nhà Hạ ra lệnh cho châu mục của ” Cửu Châu 九 州 ” đem cống hiến đồng để đúc cửu đỉnh, sau khi làm xong, thi ghi lên thân đỉnh hình vẽ sông núi, sơn xuyên, và những vật lạ kỳ của khắp mọi nơi, sau đó đem cửu đỉnh bầy ở ngoài cửa cung, để tiện cho người ta biết được nơi nào, chỗ nào là chỗ thần linh hay ma quỷ, để mà tránh điều hung, lựa điều cát. Tương truyền rằng việc làm của vua nhà Hạ được ” thiên đế 天 帝 ” tán đông và phù hộ. Cửu đỉnh ra đời đã mang sẵn ngay một sắc thái thần bí. Nhà Hạ dùng đồng của cửu châu để đúc cửu đỉnh, chẳng những nhằm tượng trưng cho cửu châu, đồng thời biểu thị là nhà Hạ là chủ nhân của cửu châu, thực hiện được sự thống nhất thiên hạ. Sau đó, cửu đỉnh được coi là tượng trưng của quyền lực, và trở thành vật ” truyền quốc chi bảo 傳 國 之 寶 ” của nước Trung Quốc. Khi nhà Hạ bị tiêu diệt, cửu đỉnh truyền vào tay nhà Thương. Nhà Thương mất, cửu đỉnh sang tay

Truyền thuyết hoa bỉ ngạn

Giới thiệu Ngàn năm hoa nở, ngàn năm hoa tàn, Hoa vừa kịp nở lá vội tan, Lá vừa chớm mọc thì hoa lại tàn, Chỉ thấy hoa mà không thể thấy lá, Khi thấy lá lại chẳng thể gặp hoa, Lá và hoa dẫu cùng chung một rễ, Vốn rất gần mà chẳng thể gặp nhau, cứ nhớ thương mà ôm sầu thương nhớ… Người ta nói, đó là hoa Bỉ Ngạn. Với 3 màu sắc nổi bật đỏ, vàng, trắng. Bỉ Ngạn màu trắng gọi là Mạn Đà La Hoa, Bỉ Ngạn màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa Hoa Ý nghĩa của hoa Bỉ Ngạn loài hoa của sự phân ly Nhật Bản: Hồi ức đau thương Triều Tiên: Nhớ về nhau Trung Quốc: Ưu mỹ thuần khiết. Hoa bỉ ngạn còn có ý nghĩa là “phân ly, đau khổ, không may mắn, vẻ đẹp của cái chết”. Nhưng nhiều người hiểu ý nghĩa hoa là "hồi ức đau thương" Truyền thuyết về hoa bỉ ngạn Theo truyền thuyết người ta hay kể rằng hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền. Khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại hà bắc ngang bờ Vong xuyên. Sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tuột cùng hay yêu

Hà chính mãnh ư hổ

Đức Khổng Tử khi sang nước Tề, đi qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà khóc ở ngoài đồng, nghe thê thảm lắm. Ngài nói rằng: Người đàn bà này xem như trong nhà có trùng tang. Rồi, sai thầy Tử Cống đến hỏi. Người đàn bà thưa rằng. "Ở đây lắm hổ, bố chồng tôi đã chết về hổ, chồng tôi đã chết về hổ, bây giờ con tôi lại chết về hổ nữa. Thảm lắm, ông ạ!" - Thầy Tử Cống bảo: Thế sao không bỏ chỗ này đi ở chỗ khác? - Người đàn bà nói: Tuy vậy nhưng ở đây chính sách quan trên không đến nỗi hà khắc như các nơi khác. Thầy Tử Cống đem câu truyện lại thưa với đức Khổng Tử. -Đức Khổng Tử nói: "Các ngươi nhớ đây: Chính sách hà khắc hại hơn là hổ!" -Lễ Ký GIẢI NGHĨA - Khổng Tử: Khổng phu tử (tiếng Trung: 孔夫子) hoặc Khổng tử (tiếng Trung: 孔子) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu (chữ Hán: 孔丘; 27 tháng 8, 551 TCN - 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼). Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc b

Đại Đường Tây Vực ký

Đại Đường Tây Vực ký (tiếng Trung: 大唐西域記), thường được gọi tắt là Tây Vực ký (tiếng Trung: 西域記), là một tập ký kể về hành trình 19 năm của nhà sư Huyền Trang xuất phát Trường An (Trung Quốc) du hành qua khu vực Tây Vực trong lịch sử Trung Quốc. Nhà sư đã đi qua Con đường tơ lụa của Tân Cương ngày nay ở phía tây bắc Trung Quốc, cũng như các khu vực lân cận ở Trung Á và Nam Trung Quốc. Ngoài các địa điểm này của Trung Quốc, Huyền Trang cũng đi vòng quanh Ấn Độ, đến tận phía nam như Kancheepuram. Chuyến du hành của Huyền Trang không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong các nghiên cứu xuyên văn hóa của Trung Quốc và Ấn Độ, mà cả các nghiên cứu xuyên văn hóa trên toàn cầu. Tập ký vừa cung cấp những ghi chép trên đường hành hương tôn giáo của Huyền Trang, vừa ghi nhận các mô tả về các địa phương mà ông đi qua trong giai đoạn lịch sử thời Đường. Tập ký được biên soạn vào năm 646, mô tả các chuyến đi được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 626 đến 645. Biện Cơ, một đệ tử của Huyền Trang, đ

Về “Tam giáo đồng nguyên” ở Trung Quốc

Tham khảo: Về “Tam giáo đồng nguyên” ở Trung Quốc – Site Title (wordpress.com) Đây là bài viết khá dài, mình xin trích dẫn, tóm tắt, và bổ sung thêm 1 số ý Tam giáo đồng nguyên là gì Tam giáo đồng nguyên là một khái niệm chỉ sự đồng nhất giữa ba tôn giáo chính ở Việt Nam là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Tôn giáo này có vị trí quan trọng, chi phối mạnh mẽ đến hệ tư tưởng, văn hóa, giáo dục Việt Nam trong thời kì phong kiến Đạo Cao Đài Tam giáo đồng nguyên là ba nền tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo… cùng một gốc, gốc đó là Đức Chúa Trời Ngọc Hoàng Thượng Đế, mà ngày nay gọi là Đấng Cao Đài. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên có từ thời nhà Tống bên Tàu, cách nay khoảng 1.100 năm. Lão giáo thì cho vạn vật đều có nguồn gốc là Đạo, cuộc đời là phù vân, hơi đâu mà lo nghĩ. Phật giáo thì cho vạn vật do Chân như mà ra, sắc với không là một, sự sinh sinh hóa hóa là do vọng niệm chớ không có thực. Nho giáo thì cho sự biến hóa trong Vũ trụ là do nhất động nhất tịnh của Thái cực mà ra.

Thành Hoàng là ai?

Nguồn gốc Thành hoàng là 城隍, Thần hoàng là 神 隍, Thần Thành hoàng là 神城隍 Thuật ngữ Thành hoàng là một từ Hán Việt: “Thành hoàng có nghĩa là thành hào, hào có nước gọi là trì, không có nước gọi là hoàng. Đắp đất làm “thành”, đào hào làm “hoàng”.  Thành hoàng xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại và đã được thờ như là vị thần bảo hộ cho một thành trì, một phủ, một châu hay một huyện. Xã hội cổ đại Trung Quốc được phân chia thành hai cấp: Vương và Hầu; vua nhà Châu là Vương cai quản chư Hầu, mỗi chư Hầu như là một vương quốc nhỏ có một tòa thành và một số ấp nông thôn vây quanh. Do vậy, để bảo vệ thành có Thành hoàng, bảo vệ ấp có Thổ địa. Việc thờ Thành hoàng phổ biến khắp đất nước Trung Quốc thời cổ đại; ở đâu xây thành, đào hào là ở đó có Thành hoàng. Thành hoàng thường được vua ban biển miếu hoặc phong tước. Chính quyền phong kiến Trung Quốc đã lấy việc thờ phụng Thành hoàng làm việc giáo hóa dân chúng. Tuy tín ngưỡng thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng vì quy mô và cơ cấu là