Phần 1: Hán văn
中國大山。自古必稱五嶽。五嶽者:東嶽泰山,南嶽衡山,西嶽華山,北嶽恆山,中嶽嵩山也。
古時疆域稍小,以為域內大山,無過於是。實則山之大者,當首推崑崙也。其最高處,達一萬七千餘尺。崑崙在西藏之北。其東行之脈,分三支:
北支起青海之北,經蒙古、滿洲,達山東;泰山屬焉。
中支起青海之南,經甘肅、陝西、山西,入河南;恆山、華山、嵩山皆屬焉。
南支起西藏之東,經雲南、貴州、湖南等省;衡山屬焉。
Phần 2: Phiên âm Hán Việt
Trung Quốc đại sơn. Tự cổ tất xưng Ngũ Nhạc.
Ngũ Nhạc giả: Đông Nhạc Thái Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Tây Nhạc Hoa Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn, Trung Nhạc Tung Sơn dã.
Cổ thời cương vực thiểu, dĩ vi vực nội đại sơn, vô quá ư thị.
Thực tắc sơn chi đại giả, đương thủ suy Côn-luân dã. Kỳ tối cao xứ, đạt nhất vạn thất thiên dư xích.
Côn-luân tại Tây-Tạng chi bắc. Kỳ đông hành chi mạch phân tam chi:
Bắc chi khởi Thanh-Hải chi bắc, kinh Mông-Cổ, Mãn-Châu, đạt Sơn-Đông; Thái-Sơn thuộc yên.
Trung chi khởi Thanh-Hải chi nam, kinh Cam-Túc, Thiểm-Tây, Sơn-Tây, nhập Hà-Nam;
Hằng-Sơn, Hoa-Sơn, Tung-Sơn giai thuộc yên.
Nam chi khởi Tây-Tạng chi đông, kinh Vân-Nam, Quí-Châu, Hồ-Nam đẳng tỉnh; Hành-Sơn thuộc yên.
Chú thích từ mới:
嵩 (Tung): tên núi
邊 (Biên): hẹp
崑崙 (Côn-luân): tên núi
脈 (Mạch): vật có ngành thớ mà liên với nhau
境 (Tỉnh): một khu vực trong nước
Phần 3: Dịch nghĩa
Về những núi lớn của Trung-quốc, từ xưa tất nói đến Ngũ-nhạc. Ngũ-nhạc gồm có: đông-nhạc là Thái-sơn, nam-nhạc là Hành-sơn, tây-nhạc là Hoa-sơn, bắc-nhạc là Hằng-sơn, trung-nhạc là Tung-sơn. Thời xưa cương-vực nhỏ hẹp, những núi được kể là lớn ở trong miền, không núi nào lớn hơn năm núi đó. Thực ra trong hàng những núi lớn, phải đặt núi Côn-luân lên đầu; chỗ cao nhất của núi này lên tới hơn một vạn tám ngàn thước. Núi Côn-luân ở phía bắc Tây-tạng. Những ngành núi đi sang phía đông chia làm ba chi.
Chi bắc khởi từ phía bắc Thanh-hải, đi qua Mông-cổ, Mãn-châu, đến Sơn-đông; Thái-sơn thuộc về chi này.
Chi ở giữa khởi từ phía nam Thanh-hải, đi qua Cam-túc, Thiểm-tây, Sơn-tây, vào Hà-nam; Hằng-sơn, Hoa-sơn, Tung-sơn đều thuộc về chi này.
Chi nam khởi từ phía đông Tây-tạng, đi qua các tỉnh Vân-nam, Quí-châu, Hồ-nam; Hành-sơn thuộc về chi này.
Nhận xét
Đăng nhận xét