Chuyển đến nội dung chính

Một đoạn nhận xét trong Hoài Âm hầu liệt truyện

Đây là đoạn trích trong Hoài âm hầu liệt truyện

Hoài Âm Hầu Liệt Truyện (淮陰侯列傳) là một chương quan trọng trong tác phẩm Sử ký (史记) của nhà sử học Tư Mã Thiên, ghi chép về cuộc đời và sự nghiệp của Hàn Tín (韓信), một trong những danh tướng kiệt xuất của thời kỳ Hán Sở tranh hùng.

假令韓信學道謙讓,不伐己功,不矜其能,則庶幾哉,於漢家勳可以比周、召、太公之徒,後世血食矣

Hán Việt

"Giả lệnh Hàn Tín học đạo khiêm nhượng, bất phạt kỷ công, bất căng kỳ năng, tắc thứ cơ tai, ư Hán gia huân khả dĩ tỷ Châu, Thiệu, Thái Công chi đồ, hậu thế huyết thực hĩ."

Dịch nghĩa

"Giả sử Hàn Tín biết học đạo khiêm nhường, không khoe công lao, không tự phụ tài năng, thì gần như công lao của ông đối với nhà Hán có thể sánh ngang với Châu Công, Thiệu Công, Thái Công, và đời sau sẽ được cúng tế mãi mãi."

Bất phạt kỷ công (不伐己功): Không khoe công lao của mình.
Bất căng kỳ năng (不矜其能): Không kiêu căng về tài năng.
Huyết thực (血食): Được thờ cúng, tế lễ bởi hậu thế.

Ư Hán gia huân

  • "於" (ư): Giới từ, nghĩa là "đối với" hoặc "ở."
  • "漢家" (Hán gia): Nhà Hán, chỉ triều đại do Lưu Bang sáng lập.
  • "勳" (huân): Công lao lớn, thành tựu mang tính lịch sử. Từ này thường dùng để chỉ những công trạng vĩ đại, đóng góp quan trọng đối với quốc gia. 

Châu Công (周公)

Là Châu Công Đán, một đại thần nhà Châu, em trai Châu Vũ Vương. Ông giúp Châu Vũ Vương đánh bại nhà Thương, định hình chế độ phong kiến và đặt nền móng vững chắc cho nhà Châu.
Châu Công nổi tiếng là trung thần, có công lớn trong việc ổn định triều đại mới, được coi là hình mẫu lý tưởng của tầng lớp quan lại.

Thiệu Công (召公)

Là một đại thần nhà Châu, cùng Châu Công giúp Châu Vũ Vương ổn định đất nước sau khi diệt nhà Thương.
Thiệu Công nổi tiếng với đức độ và khả năng cai trị vùng đất phía đông, góp phần củng cố quyền lực của nhà Châu.

Thái Công (太公)

Là Khương Thái Công (Khương Tử Nha), cố vấn chiến lược cho Châu Văn Vương và Châu Vũ Vương.
Ông giúp nhà Châu đánh bại nhà Thương và là người đặt nền tảng cho chiến thuật quân sự, quản lý đất nước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư...

Thiên nhược hữu tình - Nếu trời xanh có tình

Tháng tám, năm Thanh Long nguyên niên đời Ngụy Minh Đế, vua hạ chiếu sai các quan trong cung dùng xe về phía tây, đem tượng tiên nhân cầm mâm vàng hứng sương của Hán Vũ Đế, về đặt trước cung điện, các cung quan làm gãy mâm, khi xe chuẩn bị kéo đi, tượng tiên nhân bỗng nhiên ngậm ngùi nhỏ lệ. Cháu trong hoàng tộc nhà Đường là Lý Trường Cát bèn làm bài thơ về pho tượng tiên nhân bằng đồng rời cung Hán. Hán Vũ Đế là vị vua hùng tài đại lược, có công trùng hưng Hán thất, đưa Trung Quốc đến buổi hoàng kim. Thuở sinh tiền, do ngạo khí kiêu hùng của bậc đế vương, muốn mình sánh ngang cùng trời đất nên Hán Vũ Đế cho dựng một tượng tiên nhân bằng đồng, hai tay bưng một mâm vàng hứng sương khuya từ mặt trăng rơi xuống để luyện thuốc trường sinh bất lão. Khi Vũ đế qua đời, người ta vẫn hằng đêm nghe tiếng ngựa hý ở nấm mộ của ông ở Mậu Lăng, sáng ra không còn dấu vết. Đến năm Thanh Long thứ nhất (233), Nguỵ Minh Đế Tào Toàn (người kế nghiệp Tào Phi) hạ chiếu cho người kéo tượng đồng...