Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo:
Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín).
Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (tử) có tinh thần, khí chất cao minh, đức độ như Vua (Quân là Vua). Quan niệm về quân tử nói chung còn rất nhiều nhưng cơ bản là như vậy.
Khái niệm Tín trong Ngũ thường dẫn đến quan điểm "Quân tử nhất ngôn" và "Nhất ngôn cửu đỉnh".
Nhất ngôn là 1 lời, tức là nếu anh nói ra 1 lời thì phải giữ lời, phải chính xác, phải trước sau như một. Còn ngược lại mà ăn nói 2 lời, ăn ở 2 lòng, lèm bèm, dèm pha thì gọi là kẻ tiểu nhân. Ai hay lèm bèm, suy bụng ta ra bụng người (theo nghĩa xấu) thì hay bị coi là "Lấy lòng kẻ tiểu nhân để đo lòng người quân tử". Nhưng ai không làm được chữ Tín hoặc không tán thành quan điểm trên thì hay nói lái đi rằng "Quân tử nói đi (tức là nói 1 lời) là quân tử dại, quân tử nói lại (tức là nói 2 lời) là quân tử khôn".
Do đó, khi nói anh là quân tử thì phải thế này thế kia tức là mong muốn anh phải xứng đáng làm thằng đàn ông, phải làm được những việc tốt ABC nào đó, được người đời khen ngợi và tán thưởng...
Vì quan niệm Quân tử do Khổng Tử đề xuất vào thời phong kiến trọng nam khinh nữ nên Quân tử không dành để chỉ người phụ nữ.
Tiếp theo là "Nhất ngôn cửu đỉnh". Nhất ngôn như đã nói ở trên là "1 lời". Một lời nói ra phải có trọng lượng, được nhiều người tuân theo và kính nể, là lời nói hợp tình hợp lý, lập luận sắc bén.
Để đo trọng lượng theo nghĩa bóng đó, người ta ví với "Cửu đỉnh" theo nghĩa đen. Đỉnh là cái vạc bằng đồng thời xưa, thường đúc để đốt hương thờ cúng, thực hiện những nghi lễ trọng đại của quốc gia. Trên thân Đỉnh và trong lòng cái Đỉnh còn khắc những chữ nhằm ca ngợi công đức tổ tiên, hoàng đế, những lời răn dạy của thánh hiền... Thời phong kiến, Cửu đỉnh bằng đồng to và rất nặng, mỗi cái to cỡ 1 con trâu với trọng lượng cũng phải từ 200kg trở lên. Ai có Cửu đỉnh thì được suy tôn làm vua, hay nói cách khác chỉ có vua mới có Cửu đỉnh. Hiện nay, ở Kinh thành Huế (Đại Nội) vẫn còn chín cái đỉnh đồng, mỗi cái nặng khoảng 200kg, từng suýt bị giặc Pháp lấy đi đúc làm súng đạn. Trên thân Cửu đỉnh vẫn còn nhiều vết đạn bắn vào. Bên Trung Quốc, trong Tử Cấm Thành cũng có Cửu Đỉnh của nhà Thanh , mỗi cái nặng ngót 1 tấn.
Do đó, có thể thấy rằng "Nhất ngôn cửu đỉnh" là lời nói phải có trọng lượng, giống như vua nói vậy. Xưa còn có câu "Quân vô hý ngôn" tức là Vua không nói chơi (nói giỡn, nói đùa). Do đó, người quânn tử phải học theo, lấy đó làm gương.
"Tứ mã nan truy" là câu trích từ "Nhất ngôn ký xuất, Tứ mã nan truy". Dù dùng câu này hay câu "Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy" (mặc dù tôi không tán thành lối ghép này) thì cũng chỉ để nói đến ý Lời nói đã phát ra phải biết giữ lời, không thể và không nên nói lại. Nếu nói lại được thì không phải là quân tử. Còn không thể nói lại là vì lời nói đã nói ra (nhiều người cho rằng là Lời nói gió bay) nhưng nó bay như tên bắn, không giữ lại kịp. "Tứ mã nan truy" là con ngựa Tứ không đuổi kịp. "Tứ" ở đây không phải là 4 mà là con ngựa Tứ , một giống ngựa nổi tiếng chạy nhanh ở Trung Quốc. Nhưng vì Việt Nam không có nên cứ tưởng Tứ là 4. Để dễ hiểu, xin cứ tưởng tượng là "Nhất ngôn ký xuất, Xích Thố nan truy", vì ai cũng biết Xích Thố là 1 giống ngựa chạy nhanh khác mà Lã Bố, Quan Công đã từng cưỡi.
Ngoài ra, để củng cố thêm lập luận này, ta có thể hiểu rằng khi con ngựa đuổi theo cái gì đó, thì chỉ cần 1 con chạy nhanh nhất đuổi là được. Dù có 4 con hay 1000 con thì cũng chỉ có 1 con về đích trước. Vì ở đây nói về tốc độ chạy nhanh, mà cũng không đuổi được lời nói đã phát ra. Còn nếu nói về sức mạnh "Mã lực - Horse Power" thì mới cộng 4 con lại được. Do đó, không thể coi "Tứ" ở đây là 4 được.
Bổ sung 1 chút nữa là: Không nên cho rằng lời nói gió bay. Lời nói gió bay là chỉ không có bằng chứng, cãi lý trước tòa. Còn giữa hai người với nhau, hoặc với đám đông, nếu chỉ cần 1 lời nói không hợp tình, hợp lý hoặc xúc phạm nhau thì sẽ bị dư luận lên án, đối phương ghét bỏ mà không cần tòa nào xử cả. Vì thế mới có câu "Lời nói đọi máu", "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"...
Hy vọng đáp án làm bạn hài lòng!
^^
Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín).
Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (tử) có tinh thần, khí chất cao minh, đức độ như Vua (Quân là Vua). Quan niệm về quân tử nói chung còn rất nhiều nhưng cơ bản là như vậy.
Khái niệm Tín trong Ngũ thường dẫn đến quan điểm "Quân tử nhất ngôn" và "Nhất ngôn cửu đỉnh".
Nhất ngôn là 1 lời, tức là nếu anh nói ra 1 lời thì phải giữ lời, phải chính xác, phải trước sau như một. Còn ngược lại mà ăn nói 2 lời, ăn ở 2 lòng, lèm bèm, dèm pha thì gọi là kẻ tiểu nhân. Ai hay lèm bèm, suy bụng ta ra bụng người (theo nghĩa xấu) thì hay bị coi là "Lấy lòng kẻ tiểu nhân để đo lòng người quân tử". Nhưng ai không làm được chữ Tín hoặc không tán thành quan điểm trên thì hay nói lái đi rằng "Quân tử nói đi (tức là nói 1 lời) là quân tử dại, quân tử nói lại (tức là nói 2 lời) là quân tử khôn".
Do đó, khi nói anh là quân tử thì phải thế này thế kia tức là mong muốn anh phải xứng đáng làm thằng đàn ông, phải làm được những việc tốt ABC nào đó, được người đời khen ngợi và tán thưởng...
Vì quan niệm Quân tử do Khổng Tử đề xuất vào thời phong kiến trọng nam khinh nữ nên Quân tử không dành để chỉ người phụ nữ.
Tiếp theo là "Nhất ngôn cửu đỉnh". Nhất ngôn như đã nói ở trên là "1 lời". Một lời nói ra phải có trọng lượng, được nhiều người tuân theo và kính nể, là lời nói hợp tình hợp lý, lập luận sắc bén.
Để đo trọng lượng theo nghĩa bóng đó, người ta ví với "Cửu đỉnh" theo nghĩa đen. Đỉnh là cái vạc bằng đồng thời xưa, thường đúc để đốt hương thờ cúng, thực hiện những nghi lễ trọng đại của quốc gia. Trên thân Đỉnh và trong lòng cái Đỉnh còn khắc những chữ nhằm ca ngợi công đức tổ tiên, hoàng đế, những lời răn dạy của thánh hiền... Thời phong kiến, Cửu đỉnh bằng đồng to và rất nặng, mỗi cái to cỡ 1 con trâu với trọng lượng cũng phải từ 200kg trở lên. Ai có Cửu đỉnh thì được suy tôn làm vua, hay nói cách khác chỉ có vua mới có Cửu đỉnh. Hiện nay, ở Kinh thành Huế (Đại Nội) vẫn còn chín cái đỉnh đồng, mỗi cái nặng khoảng 200kg, từng suýt bị giặc Pháp lấy đi đúc làm súng đạn. Trên thân Cửu đỉnh vẫn còn nhiều vết đạn bắn vào. Bên Trung Quốc, trong Tử Cấm Thành cũng có Cửu Đỉnh của nhà Thanh , mỗi cái nặng ngót 1 tấn.
Do đó, có thể thấy rằng "Nhất ngôn cửu đỉnh" là lời nói phải có trọng lượng, giống như vua nói vậy. Xưa còn có câu "Quân vô hý ngôn" tức là Vua không nói chơi (nói giỡn, nói đùa). Do đó, người quânn tử phải học theo, lấy đó làm gương.
"Tứ mã nan truy" là câu trích từ "Nhất ngôn ký xuất, Tứ mã nan truy". Dù dùng câu này hay câu "Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy" (mặc dù tôi không tán thành lối ghép này) thì cũng chỉ để nói đến ý Lời nói đã phát ra phải biết giữ lời, không thể và không nên nói lại. Nếu nói lại được thì không phải là quân tử. Còn không thể nói lại là vì lời nói đã nói ra (nhiều người cho rằng là Lời nói gió bay) nhưng nó bay như tên bắn, không giữ lại kịp. "Tứ mã nan truy" là con ngựa Tứ không đuổi kịp. "Tứ" ở đây không phải là 4 mà là con ngựa Tứ , một giống ngựa nổi tiếng chạy nhanh ở Trung Quốc. Nhưng vì Việt Nam không có nên cứ tưởng Tứ là 4. Để dễ hiểu, xin cứ tưởng tượng là "Nhất ngôn ký xuất, Xích Thố nan truy", vì ai cũng biết Xích Thố là 1 giống ngựa chạy nhanh khác mà Lã Bố, Quan Công đã từng cưỡi.
Ngoài ra, để củng cố thêm lập luận này, ta có thể hiểu rằng khi con ngựa đuổi theo cái gì đó, thì chỉ cần 1 con chạy nhanh nhất đuổi là được. Dù có 4 con hay 1000 con thì cũng chỉ có 1 con về đích trước. Vì ở đây nói về tốc độ chạy nhanh, mà cũng không đuổi được lời nói đã phát ra. Còn nếu nói về sức mạnh "Mã lực - Horse Power" thì mới cộng 4 con lại được. Do đó, không thể coi "Tứ" ở đây là 4 được.
Bổ sung 1 chút nữa là: Không nên cho rằng lời nói gió bay. Lời nói gió bay là chỉ không có bằng chứng, cãi lý trước tòa. Còn giữa hai người với nhau, hoặc với đám đông, nếu chỉ cần 1 lời nói không hợp tình, hợp lý hoặc xúc phạm nhau thì sẽ bị dư luận lên án, đối phương ghét bỏ mà không cần tòa nào xử cả. Vì thế mới có câu "Lời nói đọi máu", "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"...
Hy vọng đáp án làm bạn hài lòng!
^^
Như bạn diễn giải ở trên cũng rất hay. Nhưng bạn nói đến phần mã lực, thì bạn đã hiểu không đúng về mã lực rồi!
Trả lờiXóaMình copy từ trang Yahoo Hỏi đáp. Vậy bạn diễn giải thế nào về 'mã lực'?
XóaTứ mã nan truy. Ý muốn nói, lời đã nói ra, ngựa nhanh cũng ko đuổi kịp, vậy đuổi để làm gì?. Đuổi để "gọi" lời quay lại, đổi lời khác. Nếu coi lời nói phát đi là điểm xuất phát, thì hành động thực tiễn sẽ là đích đến cuối cùng. Người quân tử nói là làm, nói ra là tới đích luôn, ngựa nhanh cũng chẳng đuổi kịp mà thu lời lại dk.
Trả lờiXóa