Các bài viết dưới đây dựa trên phim Hán Sở kiêu hùng của TVB.
- Phất cờ khởi nghĩa (揭竿起義)
Chuyện kể rằng Tần mạc bạo chính, quan bức dân phản. Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo bá tánh khởi nghĩa. Lúc đó triều Tần nghiêm cấm dân gian tàn trữ binh khí. Họ bèn lấy những vật liệu có sẵn tại chỗ, đóng gỗ làm thành binh khí cho riêng mình. Lấy cây làm cờ, dùng khúc cây làm cán cờ. Cho nên câu “Phất cờ khởi nghĩa” chính là ám chỉ bá tánh bình dân khởi nghĩa. - Những kẻ giếng phố (市井之徒)
Ở cổ đại, đào giếng nước là một việc vô cùng khó khăn. Vì để tiếp cận nguồn nước dễ dàng hơn nên người dân đã sống tập trung ở gần giếng. Dần dần biến thành thị tứ (là các khu dân cư hình thành ở các ngã tư, ngã năm) của thời đó, còn gọi là “giếng phố”. “Giếng phố” từ này ám chỉ những kẻ phàm phu tục tử, thân phận thấp hèn, trà trộn ở những khu này. Lúc Lưu Bang làm đình trưởng đình Tứ Thủy, đây là một chức vụ rất thấp. Bạn bè của ông có Hạ Hầu Anh là người đánh xe ngựa, Phàm Khoái là tên đồ tể giết chó, Quán Anh là người bán vải, Bành Việt là trộm cướp. So với thời đó, họ được xem là những kẻ “giếng phố” điển hình. - Trảm bạch xà khởi nghĩa (斬白蛇起義)
Thời cổ đại dân trí chưa được mở rộng, đa số dân chúng đều rất mê tín. Vì vậy đã có rất nhiều nhân vật lợi dụng điều này mà thêu dệt nhiều chuyện thần thoại nhằm nâng cao địa vị của mình. Dân gian đồn rằng trước khi Viên Thế Khải chưa xưng đế đã lén lút đặt hai viên kim long vào bồn tắm để mọi người tưởng ông là Kim Long hóa thân, khi tắm gội đã để lại vảy rồng. Kết cuộc đương nhiên trở thành lời tiếu. Và khi Lưu Bang khởi nghĩa, ám chỉ bản thân là Xích Thế Tử (tức là con của Xích Long), diễn một màn trảm bạch xà khởi nghĩa, chuyện thần thoại này rất được dân chúng tán đồng. Vì vậy mà cuộc khởi nghĩa của ông càng được ủng hộ nhiều hơn. - Công – tội của Tần Thủy Hoàng (秦始皇功過)
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế ham mê quyền lực, là bạo quân vô cùng chuyên chế tàn bộ khi bắt người dân lao dịch khổ cực, đốt sách chôn Nho, nghiêm hình hà khắc với tất cả mọi người. Dưới thời ông trị vì, đã có rất nhiều người bị chết, bị chặt đầu, chôn sống, người dân sống vô cùng khổ cực và cực bất mãn với nhà vua. Ngoại trừ những điều này, việc Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, thống nhất hệ thống giao thông, văn tự chữ viết, định mức đo tiền hàng, xây dựng trường thành đề phòng ngoại bang, xây dựng trì đạo đều là công đức có lợi cho đời sau. - Nhị Thế Tổ (二世祖)
Trong dân gian đồn rằng, khi Tần Thủy Hoàng mất đi và truyền ngôi cho con mình là Hồ Hợi (còn gọi là Tần Nhị Thế), thì quyền lực thực sự đều do đại gian thần Triệu Cao nắm giữ. Tần Nhị Thế quanh quẩn ở hậu cung, chỉ biết đam mê tửu sắc, mặc sức hưởng lạc. Chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi đã phá hoại hoàn toàn giang sơn mà Tần Thủy Hoàng đã dày công cực khổ tạo nên. Cho nên hậu thế khi gặp những đứa con hư hỏng phá hoại, phá sản như Tần Nhị Thế thì đều gọi họ là “Nhị Thế Tổ”. - Ngu mỹ nhân (虞美人)
Ngu mỹ nhân có tên là Ngu Diệu Dực, người nước Sở. Nàng là ái cơ và hồng nhan tri kỉ của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Tương truyền sau khi nàng tự vẫn, nơi máu nàng rỏ xuống mọc lên một loại cỏ lạ, chỉ cần rót rượu gần bên thì cỏ sẽ múa lả lướt tựa như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ vậy. Sự tích anh hùng mỹ nhân của Hạng Vũ và Ngu Cơ đã được truyền tụng thiên cổ. Kinh kịch, Việt kịch Quảng Đông cho đến Nam Âm cũng đều có vở tuồng “Bá Vương biệt Cơ”. Mối tình sâu sắc giữa hai người cũng được nhiều lần tái hiện trên màn ảnh. - Khoa hạ chi nhục (胯下之辱)
Tin chắc các bạn cũng từng nghe câu nói: “Hàn Tín dẫn binh càng nhiều càng tốt”. Tập này đến lượt vị thiên tài quân sự Hàn Tín của chúng ta xuất hiện rồi! Nhắc đến Hàn Tín, sự tích nhiều vô số nhưng mọi người biết đến rành nhất chính là “Khoa hạ chi nhục” (nỗi nhục dưới đáy quần). Hàn Tín nửa đời lận đận thường bị đám lưu manh giếng phố ức hiếp, còn buộc ông ta phải chịu “Khoa hạ chi nhục” tức là chui qua đáy quần đối phương. Nhưng Hàn Tín đã biết nhẫn nhục chịu đựng tất cả, chờ đợi thời cơ để trở thành vị tướng danh tiếng lẫy lừng. Từ đó cho thấy chúng ta nên giống như Hàn Tín nhịn những gì người khác không thể nhịn được thì mới có thể thành đại sự. - Lệ Thực Kỳ (酈食其)
Lệ Kỷ Cơ là môn hạ của Lưu Bang – là một vị thuyết khách rất nổi tiếng. Thuyết khách là người phải có tài ăn nói khéo léo, đại diện cho người khác đi khắp nơi tham vấn, thuyết phục đối phương, có nét giống với chuyên gia đàm phán thời nay. Ở cổ đại loại người này rất quan trọng, điển hình như Lệ Thực Kỳ vậy. Dựa vào cái lưỡi không đầy ba tấc mà có thể thuyết phục được cả thành trì giao cho Lưu Bang đủ thấy công dụng của người này đôi khi còn hơn cả thiên quân vạn mã. - Kế Trương Lương (張良計)
Người Quảng Đông có câu tục ngữ là “Anh có kế Trương Lương, tôi có thang qua tường” (你有张良计,我有过墙梯). Đủ để biết kế sách của Trương Lương lợi hại thế nào! Lúc ông ta còn trẻ, từng mướn một vị đại lực sĩ hành thích Tần Thủy Hoàng để báo thù mất nước. Vị lực sĩ này đã dùng một cây búa lớn đập ngự giá của Tần Thủy Hoàng tan nát. Tiếc là vua Tần lại ngồi ở một xe ngựa khác nên đã thoát khỏi đại nạn này. Đời sau miêu tả về việc đánh sai mục tiêu chính là “nhằm vào xe phụ”. Sau đó Trương Lương dùng kế mưu trí giúp đỡ Lưu Bang bình định thiên hạ. Những câu thành ngữ “Bày mưu tính kế, quyết thắng ngàn dặm” là để miêu tả vị trí giả Trương Lương này. - Sở Hoài Vương (楚懷王)
Tập này nói đến việc Hạng Vũ vì muốn có danh nghĩa xuất quân nên đã sai người đi tìm hậu duệ của nước Sở - thái tử Mễ Tâm để phong làm Sở Hoài Vương. Thật ra thì ra ông nội của Sở Hoài Vương cũng tên là Sở Hoài Vương. Ông ta đã không nghe lời khuyên can của đại trung thần – đại thi hào của nước Sở thời đó là Khuất Nguyên, lại còn bắt Khuất Nguyên đi đày. Sau khi thốt lên câu nói bi phẫn: “Mọi người đều say chỉ có ta tỉnh”, Khuất Nguyên liền nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn. Bá tánh không nỡ để thi thể của ông bị cá ăn thịt nên đã dùng lá tre gói gạo và thịt ném xuống sông để dụ đàn cá đi. Và đó cũng là nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ. - Khanh tử quán quân (卿子冠軍)
Tập này kể về việc Sở Hoài Vương phái Tống Nghĩa đi cứu nước Triệu và phong làm “Khanh tử quán quân” có nghĩa là thủ lĩnh quân chư hầu sáu nước. Sau này phàm là thi đấu một môn nào đó mà được hạng nhất thì được gọi là Quán quân. Hạng hai được gọi là Á quân. Chữ Á này nghĩa là hạng thứ hai. Ví dụ như Mạnh Tử chúng ta gọi là Á thánh, xếp sau Chí thánh Khổng Tử. Còn trong phim này Hạng Vũ gọi Phạm Tăng là Phạm Á Phụ tức là hàm ý thể hiện sự thân thiết, xem ông như người cha thứ hai của mình. Hạng ba gọi là Quý quân. Lưu Bang có một biệt danh là Lưu Quý. Lý do là vì ông ta đứng thứ ba trong số các anh em nên mọi người còn gọi ông là Lưu Quý nghĩa như là Lưu Tam Ca. - Đập niêu đắm thuyền (破釜沉舟)
Tập này Hạng Vũ sẽ gặp phải trận chiến gian khổ nhất trong đời, đó là trận chiến Cự Lộc nổi tiếng trong lịch sử. Trước khi đánh trận này, Hạng Vũ đã làm một chuyện không thể tưởng tượng được, đó chính là lệnh cho quân Sở ra trận đập niêu đắm thuyền. Cái gọi là đập niêu đắm thuyền chính là đập vỡ hết những dụng cụ dùng để nấu ăn, đánh đắm tất cả các tàu bè sau khi qua sông, biểu lộ ý chí quyết trận sinh tử. Đời sau miêu tả những người tự cắt đứt đường lui, quyết tâm dũng cảm tiến lên làm tốt một việc nào đó gọi là “đập niêu đắm thuyền”. Lại nói trong trận chiến đập niêu đắm thuyền này, còn có sự tham gia của các nước chư hầu, nhưng họ đều sợ chết nên chỉ biết leo lên tòa thành mà theo dõi từ xa. Người đời sau gọi những người chỉ biết đứng ngoài lề theo dõi, không chịu tham gia mà cũng không hề biểu lộ gì như vậy là “tác bích thượng quan” (作壁上觀). - Chỉ nai nói ngựa (指鹿為馬)
Tập này sẽ diễn ra một màn chính biến cung đình kinh hồn thất vía và đại gian thần Triệu Cao sẽ bị giết chết. Triệu Cao vừa chào đời đã gặp phải khiếm khuyết về sinh lý, con người này rất nham hiểm và ham mê quyền lực. Có một hôm, ông ta đứng trước mặt Tần Nhị Thế Hồ Hợi chỉ vào một con nai mà gọi nó là con ngựa. Đa số đại thần e ngại quyền thế của ông ta nên cũng phụ họa theo đó là con ngựa. Còn một số người chính trực kiên quyết nói đó là con nai, không chịu thuận theo Triệu Cao thì đều bị ông ta giết chết. Người đời sau đã mô tả những người cậy vào quyền thế mà điên đảo thay đổi trắng đen thị phi là “chỉ nai nói ngựa”. - Ước pháp tam chương (約法三章)
Nhà Tần thống nhất thiên hạ, độc tôn Pháp Gia, dung luật lệ nghiêm khắc để cai trị. Trong Hiến pháp Thương Ưởng từng có một luật lệ như thế này, đó là không siêng năng cày ruộng, bỏ nông thành thương thì bị xem là phạm tội, cả nhà đều bị phạt, đủ biết luật lệ thời đó hà khắc ra sao. Cuối cùng dẫn đến quan bức dân phản, đẩy nhanh quá trình diệt vong của triều Tần. Sau đó Lưu Bang tiến vào Hàm Dương, nghe thoe ý kiến của Tiêu Hà, phế bỏ hết luật lệ nhà Tần, chỉ để lại ba điều. Đó là: Kẻ giết người phải chết, đánh người hay trộm cắp phải bị luận tội. Đó gọi là Ước pháp tam chương. Sau này chúng ta làm việc cho người khác, định ra một số quy định đơn giản và rõ rang cùng nhau tuân thủ thì gọi là “Ước pháp tam chương”. - Hồng môn dạ yến (鴻門夜宴)
Tin chắc là các bạn cũng từng nghe câu thành ngữ “Hồng môn dạ yến”. Chuyện kể rằng Lưu Bang vào Quan Trung, Hàm Dương còn Hạng Vũ thì làm dạ yến ở hồng môn. Ngoài mặt là ăn mừng triều Tần diệt vong, thực tế là tham vọng có thể hành thích Lưu Bang trong buổi tiệc. Người đời sau ví von những trường hợp mà bề ngoài hai bên có không khí vui vẻ nhưng bên trong ẩn chứa âm mưu thì gọi đó là “Hồng môn yến“. Hạng Trang giả vờ múa kiếm giúp vui, thực tế là muốn dùng kiếm đâm chết Bái Công Lưu Bang. Người đời sau khi muốn chê trách một người mượn danh giúp đỡ nhưng lại mang dụng ý khác thì gọi là “Hạng Trang múa kiếm ý tại Bái Công” (項莊舞劍意在沛公). - Vượn đội mão người (沐猴而冠)
Tập này Hạng Vũ bị gọi là “Vượn đội mão người” khiến ông ta nổi giận lôi đình, đòi chém đòi giết. Vậy “Vượn đội mão người” có nghĩa là gì? Nó có hàm ý là, cho dù một con vượn có tắm gội sạch sẽ, ăn vận đội mão nón như con người, ngoại hình có thay đổi thế nào thì bản chất bên trong vẫn chỉ là một con vượn mà thôi. Chỉ là một con vật không hơn không kém. Thế nên người đời sau ví von những ai chú trọng bề ngoài, nhưng nội tâm lại khiếm khuyết hay là nóng nảy bốc đồng không thể làm việc lớn là “Vượn đội mão người”. - Bỏ cũ tạo mới (推陳出新)
Khi Hàn Tín còn ở Ba Thục, đã từng làm Trị Túc Đô Úy, một chức vụ tương tư như nhân viên quản lý kho lương bây giờ. Lúc đó Lưu Bang vì chuẩn bị cho chiến tranh mà tích trữ một lượng lương hưởng lớn nhưng lại sợ lương bị hư cho nên Hàn Tín đã nghĩ ra cách “Bỏ cũ tạo mới” để giúp cho Lưu Bang. Cách làm này chính là lấy lương hưởng đã cũ chuyển đi bằng ngả khác, lương hưởng mới được chuyển vào bằng ngả khác. Xoay vòng như vậy thì lương hưởng cũng sẽ không vì vấn đề tồn trữ mà bị hư. “Bỏ cũ tạo mới” so với thời điểm lúc đó là một khái niệm vô cùng mới mẻ. Liên hệ đế ngày nay, vứt bỏ những thứ cũ kĩ đi, thay đổi bằng những cách thức mới mẻ tiên tiến hơn thì được gọi là “Bỏ cũ tạo mới”. - Tiêu Hà đuổi theo Hàn Tín dưới trăng (蕭何月下追韓信)
Nếu bạn nào từng xem Việt Kịch có lẽ sẽ biết đến trích đoạn: “Tiêu Hà đuổi theo Hàn Tín dưới trăng”. Chuyện kể năm xưa khi Hàn Tín ở trong quân Hán, do không được trọng dụng nên đã bỏ đi. Khi Tiêu Hà biết được liền tức tốc đuổi theo để khuyên ông trở lại, đồng thời thuyết phục được Hán Vương Lưu Bang dựng đàn bái tướng, phong cho Hàn Tín là “Thiên hạ đại nguyên soái”. Sau này Lưu Bang cũng nhờ được sự giúp đỡ của thiên tài quân sự như Hàn Tín mới có thể xoay chuyển tình thế, dùng yếu thắng mạnh, thay đổi lịch sử. Đáng tiếc thế sự luôn xoay vần, sở dĩ Hàn Tín có thể trở thành đại nguyên soái như hôm nay là nhờ một công Tiêu Hà, nhưng cuối cùng bước lên đoạn đầu đài chém đầu cũng là vì Tiêu Hà. Sau này người đời miêu tả tình huống thành công nhờ một người nào đó, mà thất bại cũng bởi do chính người đó là “Thành sự tại Tiêu Hà, bại sự cũng tại Tiêu Hà” (成也萧何,败也萧何). - Ngoài sửa đường núi, trong đi Trần Thương (明修棧道暗渡陳倉)
Khoảng 2000 năm trước vào thời đại Hán Sở phân tranh, để đi vào Ba Thục – nơi ở của Hán Vương thì phải qua con đường núi. Nhưng con đường núi này đã bị đốt ngay sau khi Lưu Bang tiến vào Ba Thục. Sau này Lưu Bang đã nghe theo kế của Hàn Tín, ra tu sửa lại đường núi. Với điều kiện như thời đó thì việc tu sửa đường núi này ít nhất cũng phải mất vài ba năm mới xong. Điều này làm cho Hạng Vũ tưởng rằng Lưu Bang không thể nào ra khỏi Ba Thục nhanh đến như vậy. Kì thực, quân Hán đã âm thầm băng qua ngõ tắt Trần Thương để thoát khỏi Ba Thục và làm Hạng Vũ không kịp trở tay. Đời sau so sánh việc dùng cảnh tượng giả để mê hoặc người khác, thực chất lại mang dụng ý riêng là “Ngoài sửa đường núi, trong đi Trần Thương”. - Kế phản gián (反間計)
Trong số các kí giả của Lưu Bang thì Trần Bình là nhân vật gây tranh cãi nhất. Tương truyền Trần Bình có quan hệ mờ ám với chị dâu. Thời cổ đại vốn chú trọng lễ giáo nên hành vi của ông ta tất nhiên không được thế gian chấp nhận. Khi Lưu Bang trọng dụng Trần Bình, mọi người ở các nơi đều đồng thanh phản đối vì e là danh tiếng của Lưu Bang sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng Lưu Bang thì cho rằng ông dùng tài trí của Trần Bình chứ không phải là đức hạnh của ông ta. Quả nhiên sau này Trần Bình đã hiến kế mĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử là “Kế ly gián và kế phản gián”, góp phần giúp đỡ Lưu Bang giành được thiên hạ và cũng trở thành một trong những đại quốc công thần của triều Hán. Sự thật chứng minh Lưu Bang thật sự có biệt tài trong việc dùng người.
Sở tuy tam hộ, vong Tần tất Sở dã
Trả lờiXóaXuân hoa thu nguyệt hà thời liễu,
Trả lờiXóaVãng sự tri đa thiểu.
Tiểu lâu tạc dạ hựu đông phong,
Cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung.