Chuyển đến nội dung chính

Làm sao để thể hiện bất đồng ý kiến một cách lịch sự?

Trong cuộc sống, chúng ta không có cùng ý kiến với người khác là chuyện quá bình thường. Chính nó là động lực giúp chúng ta tìm ra những cái mới hơn, hay hơn, những cách làm hiệu quả hơn, tìm được những món đồ hấp dẫn hơn. Nhưng phải làm sao để nói với người khác về việc này một cách lịch sự, có tác dụng và mang tính xây dựng chứ không phải chửi thẳng mặt người ta? Mình tình cờ đọc được một số ý kiến về chủ đề này, mời anh em tham khảo. Hi vọng anh em sẽ áp dụng nó khi comment trên Tinh tế, cũng như trong cuộc sống, công việc, học tập hằng ngày của anh em.

Điều thứ nhất: luôn luôn giữ bình tĩnh

Giữ bình tĩnh là mấu chốt đầu tiên trong việc biểu đạt ý kiến bất đồng với người khác. Ngay khi vừa đọc hay nghe thấy ý kiến mà bạn không đồng tình hoặc không thích, khoan hãy hét lên hay đập bàn hay "tay nhanh hơn não" gõ bàn phím ngay lâp tức. Hãy dừng lại, hít một hơi thật sâu, suy nghĩ lại về ý kiến mà người kia vừa đưa ra. Nếu đang đối mặt trực tiếp, hãy giữ cho giọng nói của bạn bình thường, các cử chỉ tay chân cũng nên giữ bình thường. Điều này sẽ giúp cả bạn lẫn người đối diện cảm thấy thoải mái hơn khi bắt đầu tranh luận về sự bất đồng này.

Mục tiêu của việc này là để cho tất cả mọi người, kể cả bạn hay người có ý kiến trái ngược với, đều cảm thấy hài lòng và vui vẻ (hoặc ít nhất là không giận dữ) ngay cả khi hai bạn không đạt được thỏa thuận hay không đạt được quan điểm chung nào. Chúng ta không chỉ làm việc với nhau 1 lần, chúng ta sẽ còn gặp nhau nữa, sẽ còn làm việc và giao tiếp thêm trong tương lai, và sẽ chẳng có lợi nếu bạn làm xấu đi một mối quan hệ.

Điều thứ hai: tập trung vào vấn đề

Một ý kiến đủ mạnh là ý kiến sử dụng các sự thật, tập trung vào vấn đề chính, chứ không phải chỉ là ý kiến riêng của bạn. Nhưng ở một cuộc tranh luận mà bạn đang bất đồng với bên kia, không phải ai cũng nhớ tới chuyện này để làm. Đó là lý do vì sao bạn phải bình tĩnh.

Và một sự bất đồng mang tính tôn trọng người khác là sự bất đồng mà ở đó bạn ưu tiên về logic, về sự thật, về lợi ích chung của cộng đồng / công ty / tập thể thay vì chỉ khăn khăn bảo vệ cho cảm xúc của bạn vào thời điểm đó. Đừng quên chỉ ra lợi ích của việc người ta nên làm theo ý bạn, kiểu như "nếu bạn mua cái điện thoại XXX thì bạn sẽ được cái Y và được thêm cái Z, trong khi mua cái điện thoại ABC thì bạn chỉ được cái Y, gặp vấn đề P và mất tính năng V."

Điều đó giúp lời nói của bạn có sức thuyết phục tốt hơn, và cũng không làm cho cuộc đối thoại này không mang tính cá nhân.

Điều thứ ba: đừng cãi nhau mang tính cá nhân

Vụ này là sao? Tiếng Anh có thuật ngữ là "don't get it personal", tức là bạn không nên tấn công người đang nói chuyện với bạn về những thứ không liên quan đến cuộc nói chuyện. Ví dụ, mình khuyên bạn nên mua iPhone 7 Plus đi vì nó cầm sướng tay, bạn không đồng ý và liền đáp trả "Có thằng ngu mới đi mua iPhone" hoặc "Nhìn mặt mày vậy không có tiền mua iPhone là đúng rồi". Điều này càng có hại hơn khi bạn tranh luận về công việc trong môi trường chuyên nghiệp, bạn sẽ dễ bị đánh giá thấp và người ta không còn ưu tiên làm việc với bạn dù bạn có giỏi đến đâu. Quay lại điều thứ hai: hãy tập trung vào vấn đề chính.

Điều thứ tư: nhận biết cái tốt trong ý kiến của người khác

Thường thì khi họ nghĩ ra một ý kiến nào đó, người ta cũng sẽ biết nó tốt ở một mặt nào đó rồi. Ví dụ, mình nói "iPhone chạy mượt hơn mấy con Android nhiều lắm". Bạn cảm thấy không đồng ý với ý kiến này, và thay vì chửi thẳng mặt thì bạn có nhiều cách khác để phản bác lại một cách rất lịch sự và không dồn người ta đến đường cùng và cũng không làm cho người ta tức giận.

"Mình đồng ý là iPhone chạy mượt đó, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Mình đã từng bị abc xyz..."

"Android cũng mượt mà. Vì sao bạn nói iPhone không mượt hơn Android thế?"

Một trường hợp khác: "Mình nghĩ bạn nên mua LG G6 thay vì Galaxy S8", và bạn không đồng ý thì bạn có thể dùng những câu chữ tốt hơn:

"Hai cái này đều ổn, nhưng mình nghĩ mua S8 hơn G6 vì lý do này, này, này và này".

"Nếu là mình, mình sẽ chọn S8 vì G6 có những hạn chế này, này, này và mình không thích nó vì lý do này, này này".

Việc sử dụng ngôi thứ nhất "mình", "tôi" khi nói chuyện về ý kiến bất đồng sẽ giúp người kia cảm thấy thoải mái hơn, câu chuyện diễn ra nhẹ nhàng hơn, việc trao đổi và tranh luận được thực chất hơn. Một số cách nói mà mình sưu tầm được như sau, mời anh em tham khảo:
  1. Nếu là mình, mình sẽ...
  2. Ý của bạn cũng hợp lý đó, nhưng mình nghĩ cách này sẽ tốt hơn vì...
  3. Mình hiểu ý bạn, nhưng mình nghĩ...
  4. Đúng là vậy, nhưng có những cách hay hơn mà mình hay dùng...
  5. Rất tiếc nhưng mình không đồng ý với bạn vì (cái này thì hơi nghiêm trọng, ít khi nào sử dụng)
  6. Mình thì có ý kiến khác, mình nghĩ...
Đừng quên đưa ra ý kiến, gợi ý khác của chính bạn bởi nếu bạn chỉ nói không đồng ý mà không bổ sung bằng bất kì lập luận nào của bạn thì bạn chẳng chuyên nghiệp tí nào.

Điều thứ năm: biết khi nào thì nên dừng lại

Không phải lúc nào bạn cũng có thể thắng được người bên kia. Thay vào đó, mục tiêu của tranh luận hay thể hiện sự không đồng ý cũng chưa bao giờ là để chiến thắng, mà là để mang lại lợi ích cho tập thể và lợi ích chung. Nếu cảm thấy quá căng thẳng, hãy tạm ngưng, về chuẩn bị những luận điểm tốt hơn, tìm kiếm sự ủng hộ về ý kiến từ nhiều người khác, và hãy trao đổi lại sau đó khi hai bạn đã "nguội" bớt và có những ý kiến mang tính xây dựng hơn.

Cuối bài, hi vọng anh em sẽ nói chuyện với nhau trên Tinh tế một cách lịch sự, văn minh, mang tính xây dựng, cũng như áp dụng những thứ trên vào đời sống để thành công hơn.

Trong trường hợp bạn bất đồng với người có quyền lực cao hơn bạn, ví dụ như CEO của công ty trong khi bạn chỉ mới là nhân viên bình thường, bạn có thể tham khảo bài viết sau của tờ Havard Business Review, rất hay.

Tham khảo: Inc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư