Chuyển đến nội dung chính

Một đoạn trích trong quyển sách "Sống không hối tiếc"

Nhiều năm qua, tôi nhận thấy khi người ta có một thói quen xấu cho sức khỏe, họ thường cố gắng biện minh bằng cách nói về việc ai rồi cũng sẽ chết đi. Tôi lấy ví dụ về một trong những người mà tôi rất yêu quý: mẹ vợ tôi. Bà cao 1,5m, người gốc Scotland. Bà rất vui tính, chơi ghép chữ rất cừ và là người tử tế nhất mà tôi từng biết. Nhưng bà mê xúc xích và thịt xông khói, thịt đỏ, rượu whisky Scotland và kẹo ngọt. Bà hút cả bao thuốc mỗi ngày và không thích tập thể dục. Những lời tôi cằn nhằn bà về những thói quen gây hại cho sức khỏe này đều như “nước đổ đầu vịt.”
Bà cho biết là bà thích như vậy và bà không quan tâm sẽ sống được bao lâu. Bà nói, “dù gì thì con người cũng sống quá lâu rồi.” Bà cho rằng mọi người lo lắng quá nhiều về cái chết và điều đó làm họ quá khắt khe với sức khỏe của mình. Tôi nghe điều này lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Những người béo phì, nghiện thuốc lá hoặc lười tập thể dục thường nói rằng không ai sống mãi cả và “Nếu tôi có tổn thọ vài năm thì tôi thấy cũng xứng đáng.” Là một con chiên ngoan đạo, khi mẹ vợ tôi phát ngán những lời cằn nhằn của tôi, bà nói rằng sức khỏe là do Chúa ban cho – có nghĩa là bà luôn sẵn sàng nếu đột nhiên được Chúa gọi về.

Và theo những người đi trước, điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi chính họ đã trải nghiệm một thực tế: hậu quả từ việc không giữ gìn sức khỏe không phải là chết sớm – thật ra thì đó là điều không đáng lo nhất – mà điều bạn nên quan tâm đó là nhiều năm hoặc hàng chục năm sống chung với những căn bệnh mãn tính.
Những người nghiện rượu, ăn quá độ và lười vận động tự trấn an mình rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là một ngày nào đó họ sẽ đột tử – đi sớm hơn những người khác một chút, nhưng có sao đâu? Sự thật thì việc ra đi dễ dàng như thế gần như không bao giờ xảy ra. Thay vào đó, chúng ta sẽ gánh chịu hàng loạt căn bệnh trước khi chết.
Trở lại với mẹ vợ của tôi. Bà bị bệnh tiểu đường ở tuổi 60 – căn bệnh kéo theo nhiều căn bệnh khác. Những năm tháng kế tiếp, bà bị ung thư vú, bệnh tràn khí và suy tim xung huyết. Những căn bệnh chồng chất đè nặng lên cuộc sống của bà. Nhưng nó không giết chết bà (cuối cùng, bà mất ở tuổi 82 vì bệnh ung thư phổi), nhưng bà phải chịu đựng các vấn đề về sức khỏe trong 20 năm ròng rã. Mặc dù có thái độ tích cực, nhưng bà trải qua những giai đoạn tồi tệ, hạn chế gặp gỡ mọi người, không thể đi du lịch nhiều và tất nhiên không thể tận hưởng cuộc sống thường nhật.
Người ở tuổi 60 thường sống trung bình ít nhất thêm 22 năm nữa. Điều bạn cần quan tâm chính là chất lượng cuộc sống trong khoảng thời gian này. Bạn cần sớm thay đổi cách sống, không phải để sống lâu hơn mà là để sống tốt hơn khi bước vào tuổi 70, 80 và lâu hơn nữa. Cơ thể bạn có thể phải phục vụ bạn cả trăm năm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư