Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu về "Kí Bách" và "Kí Puồn"


Thấy phim HongKong thường có hình ảnh Kí Bách, tiếc là không có tài liệu Tiếng Việt, nên đành gom từng đoạn trên mạng ghi ở dưới đây.
Kí Bách: "乩笔"

Một đoạn khác nói về lễ đó như sau:

Phương thức hoạt động của các Thiện đàn là tổ chức các buổi tế lễ thần
linh ở đền miếu, một người được chọn hầu đồng (đồng nhân), cầm kê, đặt
mâm cát (hoặc mâm tro, mâm gạo) ở trước mặt. Khi thánh thần nhập vào,
người cầm kêvạch trên mâm cát đó chữ gìthìhai bên tả hữu có người ghi lại
và coi đó là lời thần mách bảo. Khi đã xong thì cho mang đi khắc in. Đó chính
là kinh giáng bút.
Diễn giải một cách cụ thể về công cụ, cách thức tiến hành giáng bút
như sau:
Đồng nhân là người ngồi đồng trùm khăn che kín mặt, trực tiếp cầm kê
để thánh thần nhập vào giáng bút, yêu cầu đối với đồng nhân phải là người
biết chữ. Trong buổi cầu cơ còn có hai người hầu bút ngồi hai bên đồng nhân.
Đó là thị độc (người nhìn vào đường nét chữ in trên mâm gạo hoặc mâm cát
do người cầm kêviết rồi đọc to); người hầu bút còn lại làthị tả sẽ nghe và ghi
lại những câu, những chữ do người thị độc vừa đọc lên trên giấy. Cuối cùng là
người chính tả chuyện soát lỗi chính tả, nếu thấy đúng thì sẽ viết lại và đưa
sang nhàcho thợ khắc in ngay, trường hợp neeys chưa thấy đúng thì người
cầm kêsẽ gõnhẹ vào mâm gạo để xin thần giáng lại câu đó rồi mới đưa cho
thợ khắc in.
Ở một số đàn trong buổi cầu cơ, ngoài những người như trên ra
còn xuất hiện thêm hai đầu tử cầm hai đầu giá treo kê bút để người cầm kê
không bị run tay khi thảo chữ. Kê bút (乩笔) là dụng cụ để các đồng nhân
cầm viết chữ lên trên mâm gạo (mâm cát) sau khi đã được nhập thần. Kê bút
thường được làm từ cành đào mọc ở phía Đông. Việc những buổi giáng bút
thường dùng cành đào mọc ở phía Đông làm kê bút là vì dân gian quan niệm
rằng cây đào là loại cây được trồng trong các vườn tiên. Cho nên người ta coi
việc sử dụng cành đào làm kê bút để giúp cho việc cầu tiên diễn ra thuận tiễn
và linh ứng hơn.
Kê bút đa phần dài ba thước, chu vi ba tấc, đầu được vót nhọn. Có kê
bút được sơn son thếp vàng ở thân, phía cuối kê được đục một lỗi để luồn đầu
dây qua cho hai đồng tử mỗi người cầm một đầu; cũng có kê bút ở đầu đẽo
hình giống như mỏ con hạc cho nên cũng có lúc người ta gọi kêbút làhạc bút.
Phía cuối của kê bút cũng có lỗ nhưng là để luồn dây treo lên cột xàcủa nhà
hoặc treo lên kêgiá.
Kê bàn (乩盘) (mâm kê) là dụng cụ để đựng cát hoặc gạo để cho người
cầm kê viết chữ lên, sau đó người thị độc đọc cho người thị tả chép lại. Trước
khi cho gạo (cát) vào, mâm kê này thường được phủ một lớp vải đỏ dưới đáy.
Khi bắt đầu cầu cơ, mâm kê này luôn đặt trước một án thờ có khỏi hương
trầm nghi ngút.
Kê giá(乩架) là dụng cụ có hình chữ Y được làm từ thân cây liễu dùng
để treo kê bút, giúp người cầm kê được thoải mái viết chữ hơn. Song, chỉ có
một số nơi dùng để kê giá. Thông thường những buổi cầu cơ giáng bút ở Việt
Nam, kê giá thường được thay bằng hai đồng tử giữ hai đầu dây, hoặc đầu dây
buộc kê bút sẽ treo trực tiếp lên xà nhà.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư