Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu về chữ Đức trong tiếng Trung Quốc

Chữ Đức trong tiếng Trung là 德 dé, âm Hán Việt là đức, ý nghĩa chỉ đạo đức, phẩm hạnh, phẩm chất, tấm lòng
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.”
Dù bạn là một dân học tiếng Trung chính hiệu hay đơn giản chỉ là mới tiếp xúc với Hán tự, chắc chắn không thể không biết câu thơ kinh điển để nhớ chữ đức (德) này. Với câu thơ lục bát này, bạn có thể rất dễ dàng nhớ cách viết cũng như thứ tự các nét của chữ đức, thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi liệu rằng ý nghĩa sâu xa của nó liệu có đơn giản như cách viết, cách nhớ? Vậy thì hôm nay, Trung tâm tiếng Trung Ánh Dương sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về thêm về chữ đức (德) tưởng chừng như đã rất quen thuộc này nhé! 

Ý nghĩa của chữ đức 德 

Chữ đức trong tiếng Trung là 德 dé, âm Hán Việt là “đức”, ý nghĩa chỉ đạo đức, phẩm hạnh, phẩm chất, tấm lòng.
Chữ đức được tạo thành từ năm bộ thủ: bộ xích (bộ chim chích) (彳), bộ thập ( 十) , bộ mục(目), bộ nhất( 一) và bộ tâm(心). Chính vì vậy chữ đức (德) hoàn toàn có thể được hiểu khi chúng ta phân tích ý nghĩa của các bộ thủ. 
Bộ xích (彳): ý chỉ những bước chân chậm rãi, từ từ, thỏng thả, trường kì. Bộ xích trong chữ đức có thể hiểu là muốn rèn “đức” hay bất kì một phẩm chất nào cũng vậy cũng cần có thời gian rèn luyện, phải tích lũy từng chút từng chút, không phải một bước mà thành.
Bộ thập (十): với nghĩa đen là mười. Tuy nhiên, có thể hiểu rộng ra là sự đầy đủ, trọn vẹn, thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, ngoài ra chữ thập cũng ngụ ý là thế giới mười phương, bốn phương tám hướng. Bộ thập xuất hiện trong chữ đức với ý nghĩa là dù ở đâu, ở phương nào cũng cần dùng đạo đức, đức hạnh để đối xử với người khác.
Bộ mục (目): nghĩa là mắt, ý nói người có đức là người có con mắt tinh tường, có thể phân biệt thị phi, đúng sai, thật giả.
Bộ nhất (一): có nghĩa là một. Nhiều người cho rằng chữ nhất nghĩa là số 1 nên nó đơn giản nhất, thế nhưng trên thực tế bộ nhất khi đặt vào chữ đức lại có ý tổng thể, toàn bộ, ngụ ý người có đức là người biết lấy đại cục làm trọng, không tư lợi.
Bộ tâm (心): có nghĩa là tâm. Hiển nhiên rằng một người muốn tu dưỡng đạo đức thì phải tu dưỡng nội tâm. Tâm là tâm hồn, là tấm lòng, là cái bên trong chân thật nhất của của con người. Một người có đức chính là một người có tâm.
Có thể nói, chữ “đức” của một con người ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời của người đó. Bởi “có tài mà không có đức làm việc gì cũng khó”. Chữ đức ít nhiều ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của con người. Lão tử cũng đã từng nói
万物莫不尊道而贵德/ Wànwù mòbù zūn dào ér guì dé
(vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quý đức)
Có nghĩa là muôn vật đều tôn trọng đạo và quý trọng đức.

Một số thành ngữ liên quan đến chữ đức

•    德才兼备/ dé cái jiān bèi 
( tài đức vẹn toàn)
老师们都希望我们成为德才兼备的人才/ lǎoshimen dōu xīwàng women chéngwéi dé cái jiān bèi de réncái
( thầy cô đều hi vọng chúng tôi sau này sẽ trở thành những người tài đức vẹn toàn.)
•    一心一德/ yì xīn yì dé 
(một lòng một ý)
Ý nói đến sự đồng lòng, đồng tâm hiệp lực của mọi người.
只要我们一心一德,一定能把这件事做得好。/ zhǐ yào women yì xīn yì dé , yídìng néng bǎ zhè jiàn shì zuò de hǎo
(chỉ cần chúng ta đồng lòng, chuyện này nhất định sẽ làm thật tốt.)
•    感恩戴德/ gǎn ēn dài dé 
(mang ơn, đội ơn)
你帮我这个大忙,我感恩戴德还来不及了./ nǐ bāng  wǒ zhè gē dà máng, wǒ gǎn ēn dài dé hái lái bù jí le
(anh giúp tôi nhiều như vậy, tôi thực sự không biết đội ơn anh thế nào)
•    以怨报德/ yǐ yuàn  bào dé
(lấy oán báo ân)
我帮了他的忙,他不但不感谢,反而以怨报德/ wǒ bang le tā de máng , tā búdàn bù gǎnxiè, fǎnér yǐ yuàn bào dé
(tôi giúp anh ta như vậy, anh ta không những không cảm ơn, trái lại còn lấy oán báo ân)

Chữ đức trong thư pháp

Trong tâm niệm của người Việt Nam, chữ đức luôn được đặt lên đầu với quan niệm có đức không lo chết đói. Chính vì vậy, tranh chữ đức được xem là món quà ý nghĩa trong dịp tân gia hay tặng đối tác, bạn bè.

    chữ Đức thư pháp 01
    (ảnh sưu tầm)
chữ Đức thư pháp 02
    (ảnh sưu tầm)
  
chữ Đức thư pháp 03
    (ảnh sưu tầm)
Trong cuộc sống, tâm và đức luôn là đại diện cho vẻ đẹp nội tâm của con người. Có lẽ chính vì vậy mà trong chữ “đức” lại có chữ “tâm”. Trong Hán tự, chữ “đức” (德)  dù chỉ là một từ đơn nhưng lại hàm chứa những hàm nghĩa sâu xa trong từng nét chữ. Những thành ngữ liên quan đến chữ “đức” cũng không hề phực tạp và khó nhớ đúng không?  Hi vọng các bạn đã có thêm cho mình được những kiến thức hữu ích. Chúc các bạn học tiếng Trung thật tốt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư...

Thiên nhược hữu tình - Nếu trời xanh có tình

Tháng tám, năm Thanh Long nguyên niên đời Ngụy Minh Đế, vua hạ chiếu sai các quan trong cung dùng xe về phía tây, đem tượng tiên nhân cầm mâm vàng hứng sương của Hán Vũ Đế, về đặt trước cung điện, các cung quan làm gãy mâm, khi xe chuẩn bị kéo đi, tượng tiên nhân bỗng nhiên ngậm ngùi nhỏ lệ. Cháu trong hoàng tộc nhà Đường là Lý Trường Cát bèn làm bài thơ về pho tượng tiên nhân bằng đồng rời cung Hán. Hán Vũ Đế là vị vua hùng tài đại lược, có công trùng hưng Hán thất, đưa Trung Quốc đến buổi hoàng kim. Thuở sinh tiền, do ngạo khí kiêu hùng của bậc đế vương, muốn mình sánh ngang cùng trời đất nên Hán Vũ Đế cho dựng một tượng tiên nhân bằng đồng, hai tay bưng một mâm vàng hứng sương khuya từ mặt trăng rơi xuống để luyện thuốc trường sinh bất lão. Khi Vũ đế qua đời, người ta vẫn hằng đêm nghe tiếng ngựa hý ở nấm mộ của ông ở Mậu Lăng, sáng ra không còn dấu vết. Đến năm Thanh Long thứ nhất (233), Nguỵ Minh Đế Tào Toàn (người kế nghiệp Tào Phi) hạ chiếu cho người kéo tượng đồng...