Chuyển đến nội dung chính

Các bộ sử lớn Việt Nam

ĐẠI VIỆT SỬ KÝ

Có thể nói đây là bộ bộ quốc sử đầu tiên.
+ Tác giả Lê Văn Hưu
+ Số lượng: 30 quyển
+ Hoàn thành năm 1272 dưới thời Trần Thánh Tông.
+ Nội dung: viết về lịch sử nước ta từ khi bắt đầu Bắc thuộc (179TCN) đến Lý Chiêu Hoàng(1225)- tức kết thúc triều Lý. Cuốn sử này đã mất tích, k còn nữa do quân Minh khi xâm lược đã tiêu hủy hoặc mang về TQ. Song người ta cho rằng Ngô Sĩ Liên và Phan Phu Tiên đã biết nội dung của nó và đưa vào Đại Việt sử kí toàn thư.

ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ(ĐVSKTT)

Đây có lẽ là bộ quốc sử nổi tiếng nhất, được nhiều người biết đến, đọc và nghiên cứu nhất. Và lối viết gần như rất mẫu mực, thời gian viết dài nhất. Nói đến Đại Việt sử kí toàn thư thì phải kể đến 4 lần biên sử của các tác giả trong Sử quán Lê Triều: - ĐVSKTT bản Hồng Đức:
+ Tác giả: Ngô Sĩ Liên
+ Số lượng: 15 quyển
+ Hoàn thành năm Hồng Đức thứ 10 (1479) triều Lê Thánh Thông
+ Nội dung: ghi chép lịch sử Việt Nam từ kỷ Hồng Bàng dựng nước năm 2879 TCN đến khi nhà Hậu Lê được thành lập năm 1427.
- ĐVSKTT bản Cảnh Trị
+Tác giả: Phạm Công Trứ
+ Số lượng: 23 quyển( gồm cả chỉnh sửa quyển ĐVSKTT trước đó và viết mới)
+ Hoàn thành năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) dưới thời Lê Huyền Tông.
+ Nội dung: nối tiếp bản của Ngô sĩ Liên, viết thêm về nhà Hậu Lê đến năm 1662 khi vua Lê Thần Tông băng hà.
- ĐVSKTT bản Chính Hòa
+ Tác giả: Lê Hy
+ Số lượng: 25 quyển (gồm cả chỉnh sửa các quyển trước+ viết mới)
+ Hoàn thành năm Chính Hòa thứ 18 (1697) đời Lê Hy Tông.
+ Nội dung: chỉnh sửa và ghi chép tiếp lịch sử đến năm 1675 thời Lê mạt.
- ĐVSK tục biên
+ Tác giả Lê Quý Đôn
+ Số lượng: viết thêm 6 quyển cho ĐVSKTT
+ Nội dung: ghi chép lịch sử đến khi nhà Lê chấm dứt năm 1789
=> Tóm lại ĐVSKTT là bộ sử viết về lịch sử đất nước ta từ khi mở nước đến khi triều Hậu Lê sụp đổ năm 1789.

ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TIỀN BIÊN

+ Tác giả: Ngô Thì Sĩ
+ Số lượng: 17 quyển
+ Hoàn thành năm Cảnh Thịnh năm thứ 11 (1800) dưới triều vua Quang Toản nhà Tây Sơn.
+ Nội dung: ghi chép lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng đến hết kỷ thuộc Minh, song có nhiều nhận xét, quan điểm đánh giá khá khách quan, mới mẻ, đúng đắn hơn, trái ngược với những người đi trước về các nhân vật thời kí Bắc thuộc như Triệu Đà, Sĩ Nhiếp, Cao Biền,...(xem họ là giặc).

KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG CƯƠNG GIÁM MỤC

+ Tác giả: Quốc sử quán triều Nguyễn
+ Số lượng: 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên)
+ Hoàn thành năm Tự Đức thứ 11 (1859)
+ Nội dung: viết theo lối cương mục, về lịch sử Việt Nam từ thời kì hồng Bàng đến hết nhà Hậu Lê.

ĐẠI NAM THỰC LỤC

+ Tác giả: Quốc sử quán triều Nguyễn
+ Số lượng: tiền biên 12 quyển, chính biên 587 quyển
+ Nội dung: Viết về lịch sử Việt Nam dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Cụ thể, bản tiền biên viết về các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ Thuận Hóa đến khi bị quân Tây Sơn lật đổ; bản chính biên viết về các sự kiện từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi chúa (1778) đến khi vua Khải Định chết năm 1925.và cách viết bị giới sử học hiện đại cho rằng hơi nâng bi chế độ phong kiến Nguyễn.
(Bài viết trên khi nói đến tác giả chỉ nói đến chủ biên chứ k liệt kê toàn bộ những người tham gia soạn thảo các bộ sử này)
Nội dung chi tiết các bộ sử các bạn có thể tìm đọc và nghiên cứu! Hi vọng trong tương lai Nhà nước sẽ tìm người hoàn thành nốt về phần vua Bảo Đại và viết về thời kì sau CMT8 để ta có đủ bộ sử sánh ngang với bộ nhị thập tứ sử của nước Tàu, làm rạng rỡ 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt ta.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư