Chuyển đến nội dung chính

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa

Người dân Trung Quốc đón Tết với rất nhiều phong tục độc đáo, ví dụ như mặc áo đỏ, ăn đồ ngọt, mừng tuổi trẻ em nhiều tiền xu. Đặc biệt, trong việc sửa soạn đón Tết cho đến khi tiễn đưa hoàn toàn không khí lễ hội đầu xuân đông vui, nhà nào cũng dán trước cửa, thậm chí từng phòng, hình ảnh của các môn thần hay vị thần gác cửa, thần hộ pháp… để cầu mong thần linh sẽ phù hộ cho gia đình quanh năm được bình an, không bị ma quỷ trêu chọc, mà ngược lại còn có cuộc sống tốt lành, của cải dồi dào, vận hội phơi phới.

Khởi nguyên của việc thờ môn thần này xuất phát từ sự sùng bái tự nhiên cách đây hàng nghìn năm của Trung Hoa, lúc con người còn sợ sấm sét, mưa gió, thú dữ, kẻ ác vào nhà, và để ngăn ngừa những điều dữ tới, dân gian đã bài trí, treo dán trước cổng hình tượng của các linh thú, tôn thần có sức mạnh to lớn trấn áp ma tà, khi nhìn vào yêu ma quỷ quái, kẻ trộm đều phải sợ hãi tháo chạy.

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 3

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 2

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 1

Lúc đầu, họ trưng Chu Tước là loài chim giống như sư tử, con rồng song có cánh, phun ra lửa… với niềm tin nó có thể tiêu diệt mọi rắn rết, sói cầy, không cho chúng xâm hại ngôi nhà. Sau này, trong từng thời đại, nảy sinh các thiên thần, thổ thần, nhân thần, các danh tướng có công bảo vệ biên cương- triều đại thì họ lại chuyển sang thờ một người cụ thể được phong thần.

Về thiên thần, mọi nhà thường thờ Thần Đồ và Uất Lũy, hai vị thượng tiên đã xuất hiện từ thời Hoàng Đế, được tin ngự trị trên một hòn đảo đâu đó ngoài Biển Đông, và trên thượng sơn với một cây đào cổ thụ, sum suê cành lá tỏa lan ba nghìn hải lý. Núi này gọi là Núi Độ Sóc, có khá nhiều mãnh thú cùng nhiều sinh vật kỳ khổng. Song đặc biệt về phía đông bắc của cây đào có một cánh cổng, có thể nói là một vòm động mà những cành lá đào rậm rạp che kín, còn một thế giới của rất nhiều yêu tinh, quỷ quái, thường xuyên lén ra ngoài phá hoại, tìm đến nhân gian, cướp bóc lương thực, quần áo hoặc ăn thịt người.

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 5

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 6

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 7

Cũng vì thế, dân gian cho rằng quỷ đến từ biển, thao thiết và cả con niên, sau này là tên của năm cũng tới từ biển và hòn đảo của hai thần minh. Biết chúng xấu xa, mưu mô như vậy nên khi bắt được tên nào dám xuống trần, hai vị đều dùng dây tiên trói chặt, lấy cành đào đánh cho một trận, và với những kẻ dám hại dân thường sẽ bị ném cho hổ xé xác. Do đó, ma quỷ, thú dữ rất sợ hai vị, thường không dám ngo ngoe sai lệnh, thế nhưng dã tính của chúng vẫn không khỏi, và thỉnh thoảng có cơ hội đều vượt đảo.

Một lần, nhân hai vị đi dự hội Bàn đào trên thiên đình, một bầy quỷ đã thoát ra gây hại. Tiếng khóc của dân chúng vang trời, Thần Đồ- Uất Lũy liền hiện lên và thay vì cứ trừng phạt chúng mãi, các ngài đã cho dân gian một cành đào, dạy họ cách trồng trọt và treo những sợi dây hồng điều lên hoa đặt ở trước cửa, khiến ma quỷ nhìn thấy đã kinh hãi, tưởng thần giáng lâm. Hôm nay, tục này vẫn còn, khi nhà nhà đều trưng cành đào và dây đỏ sặc sỡ đính ba chữ Phúc, Lộc, Thọ. Từ màu đỏ của đào, người ta cũng mặc áo đỏ để lúc nào cũng may mắn, tươi đẹp.

Từ đời Hán, họ còn bắt đầu đặt tượng và dán hình ảnh của Thần Đồ – Uất Lũy lên hai bên cánh cửa bởi dùng hình ảnh tôn thần có lẽ sẽ hay hơn là chỉ dùng hình ảnh hoa đào. Thần Đồ- Uất Lũy hay được thấy cầm một cái roi, dây tiên, cũng thường bưng khay đào và có những đồng nhi để tóc trái đáo đứng cạnh, nhằm tăng thêm sự uy nghi cũng như hiền từ, nhân ái.

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 8

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 9

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 10

Về nhân thần, người ta thường thấy Tần Quỳnh (Tần Thúc Bảo) và Uất Trì Cung (Uất Trì Kính Đức), hai tướng quân oai dũng dưới thời Đường Thái Tông. Đây là hai nhân vật lừng lẫy đã giúp hoàng tử Lý Thế Dân dành được ngôi báu, dẹp loạn trong triều nên ai cũng kính sợ. Đồ rằng, một lần vua Đường nằm mộng, thấy có rất nhiều ma quỷ quấy khóc- nhũng nhiễu, chúng hết đêm này đến đêm khác tới gào thét trước nhà vua.

Ông liền đem việc này kể với các quan, thì được Tần Quỳnh và Uất Trì Cung xin hộ giá, đứng canh trước cổng, và thật không ngờ, nhờ tướng dữ tợn cùng bề dày những chiến tích của họ trên chiến trường, khi vung đao không tiếc tay, ma quỷ đã phải hãi hùng, bỏ chạy. Thấy điều lạ này, vua cho dán hình ảnh họ ở ngay trên lối vào hoàng cung. Dân gian sau đó cũng học theo, dán ở trước cửa nhà. Hình ảnh hai vị là hai võ tướng, mặc giáp trụ, cầm vũ khí như đao, kiếm, thương, kích, chùy… đôi khi còn cưỡi ngựa, hùm báo khoe diễu đầy sự hùng dũng- mạnh mẽ, một vị có sắc mặt đen xì hoặc đỏ rực, một vị lại có mặt trắng toát/ xanh đậm, một vị để râu rậm một vòm, vị kia râu lưa thưa ba chùm, song cả hai đều có mày xếch lên, gương mặt cương nghị hoặc tức giận.

Tùy nơi, người dân sẽ để các ngài đứng ở bên trái hay bên phải mỗi cái cửa; thường vị mặt đen sẽ đứng ở bên trái, khuôn mặt dữ dằn hơn vị bên phải, như muốn nói tới sự khuyến thiện trừng ác: thiện với người thiện, ác với kẻ ác. Hai vị cũng luôn ở tư thế đối diện, trông sang nhau, nhằm tập trung ánh nhìn vào người đang đi tới và đi vào giữa cổng, đảm bảo người này luôn được theo dõi. Nếu ai mà đặt sai hướng, để họ quay mặt đi nơi khác, thì có nghĩa là mỗi vị chỉ nhìn được về một bên ở phía mình, làm khu vực trung tâm bị sao nhãng, dễ thâm nhập, mất an ninh. Những nhà đặt sai hướng tượng thần được tin sẽ hao tài, tốn của, kẻ ra kẻ vào mặc nhiên không ai canh giữ.

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 12

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 13

Cùng là tướng quân, song theo quan niệm, tính khí của mỗi vùng, mỗi nhà hay mỗi người khác nhau, hình ảnh của Tần Thúc Bảo và Uất Trì Kính Đức sẽ mang các diện mạo, trang phục, sắc màu riêng, mà thông thường còn thêm nhiều yếu tố thần thoại, tức là đưa thần tiên vào con người thật, như để trên vai hai vị có các dải lụa bay bay như trên thiên đình xuống, và đồng hóa hai vị với tứ đại thiên vương theo tín ngưỡng đạo Lão.

Cũng từ đây, sinh ra văn thần và võ thần cùng là môn thần song thể hiện khác biệt; văn thần luôn có dáng vẻ nho nhã, dịu dàng, mặc triều phục, cầm lệnh bài, thẻ ngọc còn võ thần thì phương phi, quắc thước, vận vũ trang, lăm lăm trên tay đả khí. Song dù là hình hài chi, hai vị này đều có thần thái rất trang nghiêm, uy phong, lộng lẫy với những sắc màu trang phục như đỏ, cam, hồng, vàng… đem tới sự ấm cúng, ấm no, vui vẻ, hoạt bát cùng nhiều năng lượng tích cực trong ngày xuân. Với dáng vẻ lồng lộng ấy, dân gian tin rằng các ngài vừa bảo vệ toàn gia trong tân niên được bình yên, còn chiêu tài, tiến bảo, kích thích bổng lộc, công danh, phú quý.

Cũng có nơi, do cửa cổng chỉ có một cánh nên người ta chỉ dán một vị thần, mà thường là thần Chung Quỳ và Ngụy Trưng. Trong tín ngưỡng bản địa Trung Quốc, Chung Quỳ cai quản thế giới âm ty, chuyên bắt ma, trừng quỷ, những con vật từ cõi u minh lai vãng nhân sinh. Vì thế, ngài được gọi là một trong Tứ đại phúc đức trấn trạch thánh quân hay Khu ma đế vương. Chuyện kể rằng Trung Quỳ vốn là một người rất thông minh, giỏi giang nên đỗ trạng nguyên, song vì dung mạo gớm ghiếc, khó coi nêm không được triều đình trưng dụng. Buồn giận, ngài đã đập đầu vào cổng thành tự vẫn.

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 11

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 14

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 16

Môn thần trong văn hóa Trung Hoa - 15

Ở địa phủ, thấy ngài nhân hậu- trí dũng, giỏi cả văn lẫn võ, diêm vương đã phong ngài là vua của mọi ma quái và cho cai quản tới 80 nghìn quỷ binh, cùng đó là nhiệm vụ giáng ma trừ yêu tại nhân gian, cứ có một ma tà nào trốn khỏi địa ngục là ông sẽ đi lên trần đuổi bắt. Đến thời Đường Huyền Tông, có một con quỷ bỗng dưng lẻn vào hoàng cung ăn trộm một cây trâm. Trong giấc mơ của mình, vua Đường thấy hiện ra hai con quỷ, một con quỷ bé nhỏ đang đánh cắp một cây trâm ngọc của Dương Quý Phi và một cây sáo ngọc của chính đức vua và bị con quỷ to lớn hơn chộp lấy, nuốt chửng.

Vua khiếp đảm vấn hỏi thì quỷ vương tự xưng là Chung Quỳ, kể lại nguồn cơn như đã thi đỗ ra sao rồi quyên sinh… và giờ nguyện đi bắt ma để phá bỏ mọi ma tà, tai ách cho đời, nói xong biến mất. Tỉnh dậy, ông lập tức cho họa sĩ vẽ lại và làm nên bức tranh Xu điện Chung Quỷ đồ đem treo ở bất cứ đâu, nơi ấy không có tà tính, không có tiếng người than khóc, đau buồn. Dân gian vì vậy thường vẽ Chung Quỳ như một quan nhân, đầu đội mũ ô sa tay cầm kiếm- quạt, tướng mạo rất dữ dằn, trấn giữ tại cửa để ngăn cản mọi điều hắc ám.

Tại miền Nam Trung Quốc, Chung Quỳ cũng hay được thờ với hai vị Huyền Quan và Quan Vũ tạo thành bộ ba trấn địa thánh quân. Từ Tết Nguyên đán cho tới hết rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu), mọi nhà ở đây từ nhà dân tới cửa hàng, cửa hiệu đều dán hình ngài ở cửa vì họ tin rằng, đây là lúc ma đói thượng trần, nên ai nấy có đồ ngon, của ngọt đều mang ra dâng cúng tổ tiên, bố thí cô hồn, song để tránh cảnh chen lấn xô đẩy, dành giật… họ cũng nghĩ tới Chung Quỳ như một vị thần trung chính, công minh và sự hiển hiện của thần ngoài trừng ma còn mang đến sự no đủ, thôi đói rét.

Tựu trung, mỗi môn thần đều được thể hiện rất sặc sỡ, đa dạng, phong phú ngoài cửa, có bao nhiêu lớp cửa thì sẽ dán từng ấy hình tượng thần khác lạ. Riêng với văn thần, còn thấy trong từng phòng, nơi học tập, văn nghệ của gia đình, nhằm đi sâu vào từng khía cạnh đời sống, phù hộ người dân an khang, thịnh vượng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư