Chuyển đến nội dung chính

Phật pháp bất ly thế gian pháp

Tại sao Phật pháp không thể rời khỏi thế gian pháp ? Bởi một lẽ đơn giản là Phật pháp và Thế gian pháp chỉ là hai khái niệm của con người gán ghép vào hai pháp có hình tướng khác nhau chứ thực sự thì hai pháp ấy không có thực thể, không có tự tính, sự phân biệt ấy chỉ là vọng tưởng của con người. Và hai pháp đó không khác nhau. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, mệnh đề Sắc Bất Dị Không nói lên ý ấy. Sắc (vật chất) là thế gian pháp. Không (bản thể bất nhị) là Phật pháp.

Tuy nhiên về mặt tương đối thì Phật pháp và Thế gian pháp khác nhau về hình tướng. Trong bài này chúng ta sẽ phân tích sự khác nhau đó như thế nào và vì những dính líu chặt chẽ như thế nào mà chúng không thể tách rời nhau. Lục Tổ Huệ Năng có bài kệ.

佛法世间  Phật pháp tại thế gian     Phật pháp trên thế gian

不离世间觉  Bất ly thế gian giác         Không thể rời thế gian giác ngộ

离世觅菩提  Ly thế gian mịch bồ đề    Rời thế gian tìm giác ngộ

恰如求兔角 Kháp như cầu thố giác    Giống như tìm sừng thỏ

Ý bài kệ muốn nói rằng không có cái pháp xuất thế gian hay Phật pháp riêng biệt ở ngoài pháp thế gian. Cố gắng tìm kiếm sự giác ngộ ở ngoài thế gian chỉ là tốn công vô ích giống như tìm sừng thỏ. Thỏ không bao giờ có sừng nên tìm sừng thỏ chỉ là phí công vô ích.

Chẳng hạn tham thiền đi tới các cảnh giới như Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền hay thậm chỉ tới cảnh giới cao hơn nữa thuộc cõi vô sắc như Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng không thể giác ngộ.

Ví dụ trong Niết Bàn Kinh 涅槃經có kể chuyện về sư Uất Đầu Lam Phất 郁头蓝弗như sau :

有个郁头蓝弗天人,他在山中习定,他在定中,山里头那些鸟鸣,叫唤的声音动了他的心了,他有一念瞋恨心,他说“变成飞狸,把你们都吃掉”。就这一念瞋恨心,但是他修的功果一直到生天,在天上生到非想非非想天,那这时间就很长了。但是在他修定的时候,起了这么一念的瞋恨心,天福尽了,下到人间,他就变了飞狸,专门吃飞鸟。一念恶念,这是佛讲的这么个故事。

Dịch nghĩa

Có một người cõi trời tên là Uất Đầu Lam Phất (Udraka Rāmaputra), ông ta ở trên núi tập thiền định, trong lúc thiền, trên núi có tiếng chim kêu inh ỏi ảnh hưởng tới tâm lý ông ta, ông bèn nổi sân hận, nói, “ta sẽ biến thành loài chồn bay (phi ly 飞狸) ăn thịt hết chúng bây”. Đó là một niệm sân hận, nhưng ông ta tu có thành quả được sinh ở cõi trời. Ông ta được sinh ở cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng (cõi trời cao nhất thuộc vô sắc giới), thời gian ở đó rất lâu dài. Nhưng vì lúc ông ta tu thiền định có khởi niệm sân hận, nên khi tuổi thọ ở cõi trời hết, trở lại thế gian, ông ta biến thành con chồn bay, chuyên bắt chim ăn thịt. Đó là Phật kể câu chuyện về một ác niệm.    

Còn việc giác ngộ thì ngay trong cõi thế gian ô trược này cũng có thể giác ngộ như Thích Ca, các vị Tổ Sư, các Thiền sư. Trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc có liệt kê hơn 5000 người kiến tánh, sau Huệ Năng có rất nhiều người kiến tánh chia làm 5 phái lớn : Tào Động tông (曹洞宗, do Động Sơn Lương Giới 洞山良价 và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch 曹山本寂 khai sáng); Vân Môn tông (雲門宗, do Vân Môn Văn Yển 雲門文偃 và pháp tử là Tuyết Phong Nghĩa Tồn 雪峰義存 khai sáng); Pháp Nhãn tông (法眼宗, do Pháp Nhãn Văn Ích 法眼文益 khai sáng); Quy Ngưỡng tông (潙仰宗, do Quy Sơn Linh Hựu 潙山靈祐và đệ tử là Ngưỡng Sơn Huệ Tịch 仰山慧寂sáng lập), Lâm Tế tông ( 臨濟宗 do Lâm Tế Nghĩa Huyền 臨濟義玄 khai sáng).

Những người giác ngộ kiến tánh đó đều sống trên thế gian, hàng ngày họ cũng chỉ mặc áo ăn cơm, gánh nước bửa cũi, cuốc đất trồng rau như người bình thường, thậm chí không nhất thiết phải ngồi thiền như bài kệ của Huệ Năng.

生来坐不卧  Sinh lai tọa bất ngọa     Khi sống ngồi không nằm

死去卧不坐  Tử khứ ngọa bất tọa      Lúc chết nằm không ngồi

原是臭骨头  Nguyên thị xú cốt đầu   Đó vốn là mục xương

何为立功过  Hà vi lập công quá       Chứ có công tích gì

Con người thường hay phân biệt hai loại hình tướng mà họ cho rằng hoàn toàn khác nhau, một loại là Phật pháp, Một loại là Thế gian pháp.

Ví dụ : Chùa cảnh, sư ni, kinh kệ, giáo pháp của Phật, Tổ, tụng kinh niệm Phật, giảng kinh thuyết pháp, ngồi thiền, bố thí trì giới, tu hành chứng quả…đó là Phật pháp.

Nhà cửa, bến cảng, phi trường, đường sá, nam nữ, tình cảm, văn nghệ, tiểu thuyết, ăn uống, giải quyết sinh lý, sản xuất, thương mại, xây dựng, chiến tranh, cướp bóc, lừa đảo v.v… là Thế gian pháp.

Hoặc trừu tượng hơn, tu hành chứng quả là Phật pháp, ăn chơi, tìm kiếm sự thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống là Thế gian pháp.

Sự phân biệt như thế chỉ là vọng tưởng của tâm mê muội chấp trước chứ cả hai loại hình tướng đó đều không có thực chất, bởi vì có một nguyên lý chi phối cả hai loại hình tướng đó. Đó là nguyên lý Nhất thiết pháp vô tự tính. Các pháp đã không có tự tính thì sự phân biệt chỉ là gán ghép tâm niệm, quan điểm của một người hay một nhóm người vào đó mà thôi. Nghĩa là chúng ta gán cho cái này là Phật pháp, gán cho cái kia là Thế gian pháp.

Nguồn: https://duylucthien.wordpress.com/2018/05/16/phat-phap-bat-ly-the-gian-phap/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư