Chuyển đến nội dung chính

Triệu Vũ Linh Vương và Hồ phục kỵ xạ

Sau khi tam phân nước Tấn năm 403 TCN, nước Triệu nguyên là một họ Đại phu nước Tấn dựng nên từng một thời trở nên lớn mạnh, sau đó lại dần dần lép vế trước các láng giềng hùng mạnh: nước này không có các ưu thế về địa lý hiểm trở như Tần, sức mạnh quân sự như Ngụy, lãnh thổ rộng lớn như Sở, sự giàu có và thịnh vượng như Tề. Bị những kẻ thù hùng mạnh bao quanh từ mọi hướng, nước Triệu phải chiến đấu cực kỳ gian khổ vì sự sinh tồn của mình. Tuy nhiên, nước này vẫn là yếu nhất cho tới khi các cuộc cải cách của Triệu Vũ Linh vương (326 TCN-298 TCN) thành công.

Năm 325 trước công nguyên, Triệu Vũ Linh Vương lên nối ngôi, đây là quân chủ thứ 6 của Triệu, ông tên thật là Triệu Ung, là vị quân chủ đầu tiên của Triệu xưng vương và là một ông vua rất có hoài bão, ông đã hạ quyết tâm cải cách để nhà nước lại trở nên lớn mạnh.

Bấy giờ người Hồ vẫn thường xuyên xuất binh quấy nhiễu biên giới các nước, họ giỏi nghề cung ngựa, mặc áo ngắn, mỗi người một ngựa, trong trận mạc vận động rất linh hoạt. còn các tướng sĩ nước Triệu (cũng như quân đội các nước Trung Nguyên khác) vẫn ăn mặc theo tập tục cũ nghìn năm, áo rộng ống tay dài, khi ra trận thì cưỡi chiến xa bánh gỗ do nhiều ngựa kéo, đã nặng lại chậm chạp khó xoay sở, nên thường bị người Hồ đánh bại. Triệu Vũ Linh Vương đã thấy rõ điều này, nên đã hạ quyết tâm phải cải cách quân đội. Một hôm, nhà vua triệu tập các đại thần lại để thương nghị và nói rằng: "Nước ta phía bắc có nước Yên và Đông Hồ, phía tây có các nước chư hầu như Tần, Hàn, giữa còn có nước Trung Sơn. Nếu ta không cải cách cho nhà nước lớn mạnh lên, thì bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ mất nước, rõ ràng là trang phục của chúng ta không được gọn lắm, lao động và tác chiến đều rất bất tiện. Còn người Hồ thì sao? Họ mặc áo ngắn ống tay hẹp, chân đi ủng da rất nhanh tiện, nay ta muốn cải dùng Hồ phục, vậy các khanh nghĩ sao?". Đại thần Lâu Hoãn nghe xong rất tán thành và nói: "Chúng ta nên phỏng theo trang phục của người Hồ và học tập kỹ thuật tác chiến của họ". Triệu Vũ Linh Vương nói: "Phải lắm, chúng ta đánh trận toàn dựa vào đi bộ, nếu có dùng xe bằng ngựa kéo thì cũng rất nặng nhọc, chẳng linh hoạt chút nào, chúng ta phải học mặc trang phục người Hồ và kỹ thuật cưỡi ngựa bắn cung của họ". Triệu Vũ Linh Vương đã hạ quyết tâm và tự mình dẫn đầu làm trước. Tức thì nhà vua liền cùng Lâu Hoãn đổi mặc trang phục người Hồ.

Nhưng không ngờ vua tôi vừa mặc xong bước lên điện, thì cả cung đình bỗng chốc rộ lên như nước lạnh đổ lên chảo mỡ sôi. Họ người thì nói "Vua Trung Nguyên đi mặc Hồ phục thì thật chẳng ra thể thống gì ", kẻ thì chê trách Lâu Hoãn đã không khuyên vua thì chớ, lại còn vạch đường cho hươu chạy. Chú vua là Công tử Thành lại càng tức giận hơn ai hết, ông liền thác bệnh ở nhà không lên triều. Đại thần Phì Nghĩa thấy vậy mới khuyên vua rằng: "Nếu như thuyết phục được một người có ảnh hưởng lớn trong triều như Công tử Thành, thì các đại thần khác cũng phải chịu nghe theo". Linh Vương gật đầu nói: "Phải lắm, nên bắt đầu từ ông chú này, quả nhân tin rằng ông ta nhất định sẽ chiếu cố đến đại cục".

Hôm đó, Công tử Thành đang bực bội ở nhà thì bỗng nghe có Triệu Vũ Linh Vương đến thăm, Công Tử Thành thấy nhà vua vẫn mặc Hồ phục bèn lạnh lùng nói: "Nhà tôi nghênh đón vua Hoa Hạ, chứ không tiếp bọn Di địch, mời ông hãy ra thay quần áo đã rồi tôi xin bái ân ". Linh Vương biến sắc mặt nói: "Ở nhà nghe lời bề trên, trong nước phải phục tùng nhà vua, những lễ phép này chẳng lẽ thúc cũng không hiểu, là vua của một nước, quả nhân kêu gọi cả nước mặc Hồ phục, thúc là một nguyên lão trong triều,Cớ sao lại phản đối?

Công tử Thành vẫn không chịu nhún nhường, liền bác lại rằng: "Đúng, việc lớn nhà nước thì phải nghe lời vua, nhưng ở nhà thì tôi là chú, anh phải nghe lời bề trên, nay muốn đem một nước có nền văn minh lễ nghĩa ở Trung Nguyên đi học tập Di địch còn chưa khai phá là không thể được, tôi không thể theo anh làm những việc xằng bậy như vậy". Triệu Vũ Linh Vương nghe xong không những không nổi giận, mà vẫn ôn tồn khuyên rằng: "Quả nhân đề xướng học tập người Hồ cưỡi ngựa bắn cung là nhằm nâng cao sức chiến đấu của quân đội, ngăn chặn kẻ địch xâm lấn, khiến nhà nước giàu mạnh lên, thế mà chú vẫn cứ khư khư bám lấy thói cổ hủ, phản đối cải cách, chẳng lẽ thúc cứ muốn giữ mãi cục diện lạc hậu này ư? Mong thúc hãy đứng ra làm gương cho con cháu ". Những lời nói chân tình của nhà vua đã khiến Công tử Thành như sáng mắt ra.

Ngày hôm sau,Triệu Vũ Linh Vương tuyên bố trong triều cả nước đều đổi mặc Hồ phục, mệnh lệnh cho quân đội phải học cưỡi ngựa bắn cung, Công tử Thành không những không phản đối nữa mà còn dẫn đầu mặc Hồ phục, kêu gọi bá quan học theo. Các đại thần trong triều thấy Công tử Thành đã chịu khuất phục và dẫn đầu làm gương thì cũng chẳng ai dám nói gì, đều phải làm theo cả.

Một năm sau, nước Triệu đã có một đạo kỵ binh tinh nhuệ. Năm 305 TCN, Triệu Vũ Linh Vương thân chinh chỉ huy đạo quân này đánh bại được nước Trung Sơn, thu phục được bộ lạc gần Đông Hồ. Bước sang năm thứ 7 lại thu phục được các nước Trung Sơn, Lâm Hồ v.v  Từ đó, nước Triệu nổi danh với đội kỵ binh hùng mạnh nhất trong Chiến quốc Thất hùng, mở rộng lãnh thổ ra đất của các láng giềng Tần, Ngụy, đôi lúc kỵ binh của họ xâm nhập vào nước Tề hùng mạnh và tham chiến chống lại quân Sở. Vào nửa cuối thời Chiến quốc, Triệu là nước duy nhất trong Tam Tấn đủ khả năng ngăn chặn cường Tần đông tiến, cho đến khi xảy ra thảm họa Trường Bình năm 260 TCN.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư