Chuyển đến nội dung chính

Phật giáo suy tàn ở Ấn Độ

Phật giáo bắt đầu chính thức suy tàn khi vương triều Kushan bị sụp đổ, và vương triều Bà la môn Gupta chiếm Magadha vào đầu thế kỷ thứ Tư. Nhiều việc bức hại Phật tử bắt đầu xẩy ra. Thành và đại học Nalanda (Na Lan Đà) bị khủng bố. Người Bà la môn sát hại Aryadeva (A Li Da Đề Bà), đại đệ tử của Narajuna (Long Thọ Bồ tát), vì họ thua ông trong việc tranh luận về tôn giáo. Rồi vua Sasanka đuổi tất cả tăng chúng Phật giáo ra khỏi Kusinagara (Câu Thi Na), là nơi Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Ông ta cũng cho bật gốc và đốt cây Bồ đề ở Bodhi Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ra tro, rồi thay thế bằng một tượng Shiva.

Đại sư Trung Hoa Pháp Hiền khi đến Tây Trúc từ năm 399 đến 414 thấy Phật Giáo còn được hưng thịnh ở vài nơi như Kapilavasu (Ca Tỳ La Vệ) và Gaya (Già da). Nhưng nhìn tổng thể thì Phật giáo ở Ấn Độ lúc bấy giờ đã suy vi nhiều rồi.

Rồi người Hung Nô tràn vào Gandhara (Kabul – Càn Đà) cuối thế kỷ thứ Năm. Các tu viện và di tích thiêng liêng của Phật giáo ở vùng Đông-bắc Ấn Độ bị tiêu diệt. Tăng chúng, học giả, kinh sách và các kiến trúc bị tàn sát và thiêu hủy. Cả Đại học Taksasila ở đây cũng bị vĩnh viễn im tiếng. Bình bát thiêng liêng của đức Phật cũng biến khỏi Gandhara và được truyền sang Persia (Ba Tư) lúc đó.

Cuộc xâm lăng của người Hung làm Đế quốc Gupta bị phân tán thành nhiều tiểu quốc. Phật giáo lại tiếp tục tranh chấp một cách yếu ớt với Bà la môn ở Bengal, miền Tây và miền Nam Ấn Độ. Chỉ vào khoảng cuối thế kỷ thứ Bẩy, khi vua Harsha (Giới Nhật Vương) thống nhất lãnh thổ rộng lớn gồm miền Tây và Bắc Ấn Độ, và đóng đô ở Kanauj, thì Phật giáo lại được tạm cường thịnh một thời gian ngắn, dù lúc nào cũng vẫn bị kèn cựa bởi người Bà la môn. Giai đoạn này là lúc nhà sư Huyền Trang người Trung Quốc sang Tây Trúc thỉnh kinh. Ngài được vua Harsha tôn kính, và giúp nhà vua Phật tử này hoằng pháp. Ngài Pháp Hiển chỉ thấy hai ngôi chùa ở Kanauj vào thế kỷ thứ Năm, nhưng ngài Huyền Trang đề cập đến cả trăm ngôi chùa với hơn 10,000 vị Tỳ Kheo ở đó. Khi vua Harsha băng hà năm 647 thì Phật giáo lại bị người Bà la môn lấn áp.

Trong thời kỳ này, bên đạo Bà la môn có sự thay đổi tư tưởng lớn, được giới sử gia ngày nay gọi là “Pauranik Hinduism” (Tân Ấn giáo). Nổi bật nhất là hệ thống phân chia giai cấp xã hội được hệ thống hóa khe khắt hơn. Nhưng cũng cùng lúc đó thuyết Luân hồi được phổ biến rộng rãi giữa các tín đồ Ấn giáo. Trong các Purana (Thánh điển) cũ của đạo Bà la môn, Phật Thích Ca bị coi là người dụ dỗ người ta vào đường hủy diệt. Nhưng các Purana mới từ giai đoạn này, như Garuda, lại cho rằng Phật là hóa thân của Vishnu. Và Phật giáo Ấn Độ cũng lại có thêm ảnh hưởng của tư tưởng Bà la môn từ đây.

Phật giáo có được một thời kỳ dễ thở ngắn nữa trong triều đại Pala ở Magadha trong thế kỷ thứ Mười. Nhưng từ cuối thế kỷ này, khi các triều đại Hồi giáo thống trị Ấn Độ, Phật giáo lại quay về vị thế thiểu số cho đến nay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy

Trên Yahoo hỏi đáp có câu trả lời hay quá, đăng lên cho mọi người tham khảo: Quân tử là từ dùng để chỉ những người biết cách xử thế, có học vấn trong xã hội phong kiến. Khái niệm này do Khổng Tử đưa ra để dạy con người biết cử xử, ăn ở, đối đãi giữa người với người, người với xã hội, người với thiên nhiên. Ví dụ như "Tam cương ngũ thường", "Tam cương" tức là 3 mối ràng buộc về mặt quan hệ trong xã hội gồm "Quân - Sư - Phụ" tức là "Vua - Thày dạy - Cha". Tam cương dạy người ta trên kính dưới nhường, là 3 loại người mà người quân tử phải thờ phụng, trung hiếu. Còn "Ngũ thường" tức là Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Người quân tử phải biết yêu thương đồng loại (Nhân), phải có phép tắc tôn ti (Lễ), phải có tình nghĩa, phải có trí tuệ (tức là còn phải biết đi học và xử lý tình huống) và cuối cùng là phải biết giữ lời hứa (Tín). Xét về nghĩa đen thì còn có thể hiểu "Quân tử" là con vua, hoặc cũng có thể hiểu là Người (

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư