Lời mở đầu
Anh Thụy Khuê đã giúp mình hiểu rõ hơn về cách tiếp cận các tài liệu lịch sử. Không phải lúc nào những người nổi tiếng cũng viết đúng, và việc chỉ tin vào uy tín của tác giả mà không xem xét kỹ lưỡng nội dung là một sai lầm phổ biến. Đây là một ví dụ điển hình của ngụy biện uy tín, khi người ta cố gắng chứng minh một điều gì đó là đúng đắn chỉ đơn giản vì nó được nói ra bởi một người có uy tín.
Link: Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
Trong bài viết này, tác giả bàn về Hồi ký của Bissachere, mà nội dung nói về 2 nhân vật tốn khá nhiều giấy mực là Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Nội dụng bài viết khá đầy đủ, mình chỉ trích 1 đoạn để cho thấy sự mẫu thuẫn giữa ký sự và liệt truyện
Pierre-Jacques Lemonnier de la Bissachère là ai?
Là một linh mục, ngài vào chủng viện truyền giáo hải ngoại và rời đi Bắc Kỳ vào năm 1790. Ngài ở đó mười bảy năm và tìm cách thoát khỏi các cuộc đàn áp năm 1798-1802.
La Bissachère đã thực hiện nhiều cuộc hành trình khắp đất nước và tới Nam Kỳ , Campuchia và Lào . Sau đó, ông nghiên cứu cả khía cạnh thể chất và con người.
Được triều đình vua Bắc Kỳ sủng ái, ông nhận được tước hiệu quan lại và rời khỏi đất nước vào năm 1807. Sau đó, ông định cư ở London , nơi ông làm việc để xuất bản nghiên cứu của mình nhưng vì đã mất nhiều tiếng Pháp nên ông đã yêu cầu được đến đây. một người đồng hương cũng sống ở London, Montyon, để viết tác phẩm. Sau này đã thực hiện nhiều đoạn cắt mà không có sự cho phép của ông và thêm các yếu tố của riêng ông vào các bản thảo La Bissachère.
Năm 1817, La Bissachère trở lại Pháp. Công tước Richelieu sau đó đã tham khảo ý kiến của ông về các giải pháp khả thi để nối lại quan hệ thương mại với Nam Kỳ. Ngài kết thúc cuộc đời tại chủng viện truyền giáo hải ngoại.
(Trích từ Wikipedia)
Quang Trung đại phá quân Thanh
Về việc Quang Trung mộ binh ra Bắc đánh quân Thanh, Bissachère viết như sau: "Quang Trung đang ở Nam Hà, hay tin quân Tầu đã sang, chạy vội ra Bắc với vài trăm lính, đi ngày đêm, lượm trên đường tất cả những kẻ có thể cầm được khí giới, cướp lương thực trong các làng mạc đi qua, chặt đầu kẻ nào không theo lệnh, đốt nhà kẻ nào không hiến gạo, trâu, lợn cho quân ăn, thường nổi cơn giận hoặc lên cơn điên, hay ra lệnh giết ngay trước mặt ông những người, ngựa không bước kịp theo. Ông ta tiến gần đến trại quân Tầu với đoàn quân mỏi mệt, què cụt vì đường xa, dở sống dở chết, chẳng làm khiếp sợ quân địch; ông ta tấn công và giết khoảng 40.000 người ngay hôm mới đến, những kẻ thoát được trốn vào rừng rồi cũng chết. Chỉ còn lại rất ít chạy về Tầu báo tin thua trận".
Câu này chứng tỏ trình độ ấu trĩ của người viết: bởi nếu Quang Trung thực sự là "tướng cướp", "giết người", "đốt nhà", "điên khùng", như thế, với vài trăm lính và những người bị bắt, bị cưỡng bách đi theo, như thế, "mỏi mệt, què cụt", "dở sống dở chết", như thế, làm sao có thể tấn công quân Tàu và giết được "40.000 người ngay hôm mới đến", như thế? Nhưng điều lạ không phải cái chỗ ngu xuẩn, què cụt, trong lập luận này, mà là ở chỗ sử gia tiến sĩ Maybon, người biên tập và chú giải tập ký sự này, đã cho in những lập luận như thế, mà không có một lời chú thích, như thể đó là một sự thực lịch sử đáng tin cậy!
Về việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh, các sử gia triều Nguyễn tác giả Liệt Truyện, ghi khá rõ từ khi Quang Trung xuất quân, cách mộ quân sĩ, chi tiết những trận đánh, khó tìm thấy một ngòi bút sau này viết được đầy đủ và cô đọng như thế. Sự khách quan của các sử gia triều Nguyễn khi viết về "ngụy" Quang Trung cũng như sự khâm phục âm thầm của họ khi viết về sự dũng cảm của Bùi Thị Xuân, "tướng ngụy" đã chống Gia Long đến cùng, là điều mà nhiều người viết sử sau này không có được. Nhân danh sự "trung lập" của một sử gia, họ có giọng mỉa mai, đôi khi cay độc đối với Gia Long; hoặc nghĩ rằng các sử gia triều Nguyễn tâng bốc nhà vua, nên họ đã chấp nhận, hoặc biện hộ cho sự ngụy biện của các sử gia thuộc địa, gián tiếp phản bội sự thực, phản bội dân tộc mà không biết.
Việc Quang Trung mộ binh đánh quân Thanh, Liệt Truyện viết ngắn gọn và rõ ràng như sau: "Ngày 29 tháng 11 ÂL [26/12/1788] đến Nghệ An đóng quân ở lại hơn 10 ngày, chọn thêm dân Nghệ An, cứ ba đinh lấy một, chia thân binh Thuận, Quảng làm 4 doanh Tiền, Hậu, Tả, Hữu mà tân binh ở Nghệ An là Trung Quân, quân đắc thắng có hơn 10 vạn người, voi chiến hàng trăm thớt, duyệt đại binh ở trấn doanh. Huệ thân cưỡi voi ra ngoài doanh để uỷ lạo quân lính, bèn hạ lệnh tiến quân đi. Đến ngày 20 tháng 12 [15/1/1789] đến núi Tam Điệp".
Nhận xét
Đăng nhận xét