Tây Vương Mẫu là ai?
Tây Vương Mẫu (chữ Hán: 西王母, còn gọi là Vương Mẫu (王母), Dao Trì Kim Mẫu (hay Diêu Trì Kim Mẫu, 瑤池金母), Tây Vương Kim Mẫu (西王金母), Vương Mẫu Nương Nương (王母娘娘) hoặc Kim Mẫu Nguyên Quân (金母元君), là vị nữ thần cổ đại rất nổi tiếng trong truyền thuyết Đạo giáo Trung Quốc
Tây Vương Mẫu trong "Sơn Hải Kinh"
Tây Vương Mẫu được đề cập lần đầu tiên là từ giáp cốt văn thời nhà Thương. Khi ấy, người ta mô tả bà là một vị thần ngự trị ở phương Tây, gọi là Tây mẫu (西母). Không rõ nguyên hình thực sự tạo nên hình ảnh của bà, nhưng vào lúc đó hình tượng của bà tương đối lớn và rất được tôn kính. Bấy giờ, có thể xem bà là nữ thần tối cổ xưa nhất từng hiện diện và thờ cúng có quy mô. Trong quyển Sơn hải kinh thời nhà Châu, bà được mô tả với hình thù kì quái với răng nanh của hổ, là một nữ thần nửa người nửa thú, tính khí dữ tợn thường gây bệnh dịch, nên đương thời còn gọi bà là Yêu mẫu (妖母).

《Sơn Hải Kinh - Tây Sơn kinh》: "Lại đi về phía tây ngọn núi Lỏa Mẫu 蠃母 350 dặm, có ngọn núi tên Ngọc Sơn 玉山, là nơi cư trú của Tây Vương Mẫu 西王母. Tây Vương Mẫu có hình dáng như con người, có đuôi báo, nanh hổ, yêu thích gào thét, tóc bà xoã tung, trên đầu cài đồ trang sức bằng ngọc, chưởng quản bệnh dịch và năm loại hình phạt".
(Hựu tây tam bách ngũ thập lý, viết ngọc sơn, thị tây vương mẫu sở cư dã. Tây vương mẫu kỳ trạng như nhân, báo vĩ hổ xỉ nhi thiện khiếu, bồng phát đới thắng, thị tư thiên chi lệ cập ngũ tàn.)
《Sơn Hải Kinh - Hải Nội Bắc kinh》: "Tây Vương Mẫu lấy đầu chim đái thắng cài lên tóc, ăn chim Tam Thanh để sống".
《Sơn Hải Kinh - Đại Mạc Tây kinh》: "Phía Nam của Tây hải, bên cạnh bãi Lưu sa, đằng sau Xích thủy, phía trước Hắc thủy, có một ngọn núi lớn. Ở trong có thần nhân mình hổ, có vằn và đuôi, tất cả đều trắng, ngự tại núi ấy. Bên dưới có một vực xoáy sâu, bên ngoài lại có một ngọn núi rực lửa, có một người đeo đầu chim đái thắng, răng hổ, đuôi báo, ở trong hang, gọi là Tây Vương Mẫu".
Sự thay đổi hình ảnh qua các thời kỳ
Qua thời gian, hình tượng Tây Vương Mẫu dần trở nên hiền từ và nữ tính hơn, đặc biệt là trong các ghi chép thời nhà Đường và các truyền thống Đạo giáo.
Thời nhà Hán: Bà vẫn giữ nét thần bí và quyền uy, được mô tả là vị thần của sự bất tử và người cai quản phương Tây.
Thời nhà Đường trở đi: Tây Vương Mẫu được đồng nhất với hình tượng người mẹ hiền từ, là nữ thần che chở và ban phước lành cho con người, đặc biệt trong văn hóa dân gian và tín ngưỡng Đạo giáo.
Nhận xét
Đăng nhận xét