Chuyển đến nội dung chính

CHUYỆN CHỢ LỚN - Tìm hiểu những vị thần trong hội quán Chợ Lớn (phần 1)

Là người Chợ Lớn, dường như ai cũng đã một lần viếng thăm các hội quán. Trong bề dày lịch sử hơn 300 năm, Hội quán của người Hoa là nơi để thờ thần linh và sinh hoạt của cộng đồng, bang hội theo nguồn gốc sinh sống và ngành nghề với nhau.

Mỗi hội quán lại thờ nhiều vị thần tiên khác nhau như Thiên Hậu Thánh Mẫu (chùa Bà), Quan Đế Thánh Quân (chùa Ông), Ông Bổn...và nhiều vị thần tiên ít ai biết đến. Hôm nay An Duyên sẽ giới thiệu một vài vị thần tiên được thờ mà ít người biết đến. Nếu còn vị nào Có, Ché chưa biết có thể để lại bình luận để An Duyên tìm hiểu và trả lời.


văn hóa chợ lớn, chợ lớn xưa nay, hội quán, chợ lớn, chùa chợ lớn, phúc đức tướng quân, thần tài, thổ địa, thiên mẫu, văn hóa quận 5, văn hóa sài gòn, sài gòn xưa và nay, chuyện chợ lớn

Thiên Hậu Thánh Mẫu 天后聖母 (Hội quán Hà Chương, hội quán Tuệ Thành...)

văn hóa chợ lớn, chợ lớn xưa nay, hội quán, chợ lớn, chùa chợ lớn, phúc đức tướng quân, thần tài, thổ địa, thiên mẫu, văn hóa quận 5, văn hóa sài gòn, sài gòn xưa và nay, chuyện chợ lớn

Bà là một trong những vị thần quan trọng trong tín ngưỡng người Hoa Chợ Lớn, là thần bảo hộ ngư phủ, được cung kính tôn thờ trong văn hóa Phật Giáo lẫn Đạo Giáo.

Bà là người bảo trợ các vùng biển, nên người Hoa di cư bằng đường biển được an toàn xuống phía Nam. Những người nhập cư mới đến thường dựng lên ngôi đền cho Bà đầu tiên, cảm tạ ơn cho đến nơi an toàn.

Quan Thánh Đế Quân 關聖帝君 (Chùa ông Bổn, Chùa Quan Đế, ...)


văn hóa chợ lớn, chợ lớn xưa nay, hội quán, chợ lớn, chùa chợ lớn, phúc đức tướng quân, thần tài, thổ địa, thiên mẫu, văn hóa quận 5, văn hóa sài gòn, sài gòn xưa và nay, chuyện chợ lớn

Ông được thờ phụng ở nhiều nơi, tôn lên nhiều danh hiệu cao quý. Ông là nhân vật được phong tặng nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tại Việt Nam từ rất sớm trong nhiều chùa, thờ chung với Phật, bàn thờ thường được đặt trong Điện Quan Đế, là một trong ba vị thần tối thượng, cùng với Thiên Hậu và Phúc Đức Chánh Thần.

Quan Công vốn là Long Vương cai quản việc hô mưa gọi gió, tạo nên sấm sét cho dương gian. Người Hoa thờ Ông để hóa giải những khó khăn trong công việc, gia đình hòa thuận và sức khỏe dồi dào…

Tài Bạch Tinh Quân 財帛星君 (Tuệ Thành hội quán)

văn hóa chợ lớn, chợ lớn xưa nay, hội quán, chợ lớn, chùa chợ lớn, phúc đức tướng quân, thần tài, thổ địa, thiên mẫu, văn hóa quận 5, văn hóa sài gòn, sài gòn xưa và nay, chuyện chợ lớn

Tài Bạch Tinh Quân, hay Thái Bạch Kim Tinh hoặc Tăng Phúc Tài Thần được dân gian gọi là Thần Tài. Ngài là người quản lý của cải vàng bạc trong thiên hạ, rất linh thiêng trong việc cầu tài và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người lương thiện. Ngài thường được sùng bái để mang lại may mắn trong tiền của và giữ của.


Hình ảnh phổ biến về vị thần này là mặc áo choàng đỏ, đầu đội mũ ô sa, lưng thắt đai ngọc, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, râu đen dài, một tay cầm bức lụa Cung hỷ phát tài hoặc Chiêu tài tiến bảo, một tay cầm thỏi vàng.

Phúc Đức Chánh Thần 福德正神 (chùa Bà Thiên Hậu, Nhị Phủ miếu...)


văn hóa chợ lớn, chợ lớn xưa nay, hội quán, chợ lớn, chùa chợ lớn, phúc đức tướng quân, thần tài, thổ địa, thiên mẫu, văn hóa quận 5, văn hóa sài gòn, sài gòn xưa và nay, chuyện chợ lớn

Nghe tên có vẻ lạ, nhưng ngài chính là Thổ Địa Công trong dân gian. Tên ngài là Phúc Đức 福德 nên có tên như trên. Ngài là vị thần cai quản đất đai, nông nghiệp, thương nghiệp, chiêu tài được nhà nhà tôn thờ. "Điền đầu điền vĩ Thổ Địa Công" ngụ ý đầu ruộng cuối ruộng ai cũng thấy thờ ngài Thổ Địa.


Từ sớm ngài đã được các nông phu và đa số ngành nghề thờ cúng, từ miếu, chùa, hàng quán, tư gia, đâu đâu cũng có ngài. Với bản tính lương thiện và tấm lòng nhân hậu, cai quản đất đai, phù hộ cho gia chủ khỏi những việc xấu, ma quỷ và làm ăn thuận lợi.

Phục Ba Tướng Quân 伏波將軍 (Triều Châu Hội Quán)


văn hóa chợ lớn, chợ lớn xưa nay, hội quán, chợ lớn, chùa chợ lớn, phúc đức tướng quân, thần tài, thổ địa, thiên mẫu, văn hóa quận 5, văn hóa sài gòn, sài gòn xưa và nay, chuyện chợ lớn

Phục Ba tướng quân - Mã Viện, là vị thần có tài chém sóng trị gió, nên được vua sắc phong Phục Ba tướng quân (tướng chinh phục sóng gió).

Phục Ba tướng quân được giới thương buôn người phủ Triều Châu phụng thờ tại Hội quán Triều Châu để cầu mong thuận buồm xuôi gió, vượt biển giao thương buôn bán. Ông là một nhân vật Trung Hoa hùng mạnh được xem là có thể bảo vệ quyền lợi của người Hoa ở Việt Nam.

Chiêu Ứng Công 昭應英烈一百有八人

văn hóa chợ lớn, chợ lớn xưa nay, hội quán, chợ lớn, chùa chợ lớn, phúc đức tướng quân, thần tài, thổ địa, thiên mẫu, văn hóa quận 5, văn hóa sài gòn, sài gòn xưa và nay, chuyện chợ lớn

Thờ 108 vị Chiêu Ứng là nét đặt trưng của người Hải Nam ở Chợ Lớn, 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt mà người Hoa Hải Nam thờ cúng vốn là những thương buôn đường biển đã bị sát hại trên đường quay về Hải Nam từ vùng biển Thị Nại. Để an ủi vong hồn người chết oan, vua Tự Đức cho lập trai đàn chẩn tế ở cửa biển Thuận An. Đồng thời, sắc phong cho những vong linh là Chiêu Ứng Anh Liệt và cho phép được lập miếu thờ phượng, vì cho rằng họ đã linh ứng sau khi qua đời.

Tương truyền, sau nầy các vị ấy còn thường xuyên hiển linh giúp đỡ nhiều tàu thuyền gặp nạn trên biển. Từ đó, người Hoa Hải Nam lập miếu thờ Chiêu Ứng Anh Liệt ở những nơi có đông cộng đồng mình sinh sống.

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn, việc thờ cúng các nhân thần và nhiên thần, đã trở thành hai hệ thống thần linh trong đức tin, tín ngưỡng ăn sâu vào tâm thức bao đời nay.

Cùng An Duyên tìm hiểu thêm những vị thần, tiên trong hội quán người Hoa ở phần 2 nhé!

Hoan hỉ,

An Duyên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi

Hán Việt:  Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi (情人眼里出西施 - cing4 jan4 ngaan5 leoi5 ceot1 sai1 si1) Dịch nghĩa : trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Chú thích: Tây Thi (chữ Hán: 西施 - sai1 si1 ), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).  

Thiên nhược hữu tình - Nếu trời xanh có tình

Tháng tám, năm Thanh Long nguyên niên đời Ngụy Minh Đế, vua hạ chiếu sai các quan trong cung dùng xe về phía tây, đem tượng tiên nhân cầm mâm vàng hứng sương của Hán Vũ Đế, về đặt trước cung điện, các cung quan làm gãy mâm, khi xe chuẩn bị kéo đi, tượng tiên nhân bỗng nhiên ngậm ngùi nhỏ lệ. Cháu trong hoàng tộc nhà Đường là Lý Trường Cát bèn làm bài thơ về pho tượng tiên nhân bằng đồng rời cung Hán. Hán Vũ Đế là vị vua hùng tài đại lược, có công trùng hưng Hán thất, đưa Trung Quốc đến buổi hoàng kim. Thuở sinh tiền, do ngạo khí kiêu hùng của bậc đế vương, muốn mình sánh ngang cùng trời đất nên Hán Vũ Đế cho dựng một tượng tiên nhân bằng đồng, hai tay bưng một mâm vàng hứng sương khuya từ mặt trăng rơi xuống để luyện thuốc trường sinh bất lão. Khi Vũ đế qua đời, người ta vẫn hằng đêm nghe tiếng ngựa hý ở nấm mộ của ông ở Mậu Lăng, sáng ra không còn dấu vết. Đến năm Thanh Long thứ nhất (233), Nguỵ Minh Đế Tào Toàn (người kế nghiệp Tào Phi) hạ chiếu cho người kéo tượng đồng...

Thiên kim nan mãi bất hồi đầu

Phiên âm: 千金难买一回头 Dịch nghĩa:  Ngàn vàng không mua được một lần quay đầu sám hối. Lời bình: "có nghĩa là thời khắc qua rồi không lấy lại được,do đó nên biết quý trọng những gì trước mắt, không chỉ những gì trước mắt mà còn những người trước mắt, nếu không khi mất đi có hối cũng muộn rồi.". Một chút lạc đề về phim TVB Mình biết câu này khi xem phim Phong thần bảng của TVB (Đát Kỷ - Trụ Vương). Đây là đoạn sơ lược về câu nói trong phim: Nước mắt của nam nhi chỉ rơi khi họ cảm thấy xứng đáng! Tình mẫu tử là thiêng liêng và vô cùng cao quý. Cho dù con có hư, có ngang bướng cứng đầu ra sao "lóc xương trả cha, lóc thịt trả mẹ" nhưng tình máu mủ ruột thịt làm sao mẹ có thể bỏ con được, mẹ vẫn sẽ dõi theo con, đùm bọc và che chở con. "千金难买一回头 - Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu" đến giờ thì con đã hiểu được câu nói ấy mẹ à! Thiên kim nan mãi nhất hồi đầu có nghĩa là mình không chỉ để ý những gì trước mắt mà còn phải trân trọng những người trư...