Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiểu đúng về bản chất môn Phong Thuỷ

Bài gốc: https://nghiencuulichsu.com/2020/04/24/hieu-dung-ve-ban-chat-mon-phong-thuy/ Hà Nhật Tân “…mảnh đất béo bở cho người kẻ nói khoác” DẪN NHẬP Trong những năm gần đây, khái niệm  “Phong thủy”  không những xuất hiện với tần suất vô cùng dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà còn rất đa dạng về hình thức. Về mức độ dày đặc , ngoài những ấn phẩm xuất hiện với ưu thế vượt trội có thể quan sát bằng mắt thường trong các nhà sách, các bài viết mang nội dung Phong thủy cũng xuất hiện với mật độ hết sức đậm đặc trên các tờ báo và tạp chí. Không những có vị trí trang trọng trên những tạp chí có độc giả phần lớn là người nội trợ hoặc giới bình dân như: Tiếp thị gia đình, Thế giới văn hóa, Sài gòn tiếp thị, Cẩm nang mua sắm, v.v…; mà chuyên mục “Tư vấn Phong thủy” còn xuất hiện với nhiều hình thức cả trên các tờ báo Đảng và tạp chí có uy tín như: Sài gòn giải phóng thứ bảy; Tạp chí nhà đẹp, Tạp kiến trúc và đời sống, v.v… Chưa kể các tờ báo khác, chỉ riêng tuần sa
Các bài đăng gần đây

Ngụy biện lợi dụng người nổi tiếng (appeal to authorit)

Ví dụ 18: NGỤY BIỆN LỢI DỤNG NGƯỜI NỔI TIẾNG (appeal to authority) và NGỤY BIỆN LỢI DỤNG CẢM XÚC (appeal to emotion) Cũng liên quan đến sự kiện tượng đài 1.400 tỷ tại Tây Bắc, lời ông PGS Nguyễn Trọng Phúc (http://goo.gl/lFjTZB): "XÂY TƯỢNG TỐN KÉM, BÁC SẼ KHÔNG AN LÒNG" là một câu nói ngắn nhưng phạm hai lỗi ngụy biện:     Ngụy biện lợi dụng người nổi tiếng (appeal to authority hoặc ad verecundiam http://goo.gl/w2Fco7): ngụy biện khi ai đó dùng danh tiếng hay uy tín những nhân vật nổi tiếng (trong trường hợp này là cụ Hồ) thay vì tính logic của luận điểm để tìm sự ủng hộ cho lời nói anh ta. Cũng có vài trường hợp khác cũng rơi vào ngụy biện này - như người nổi tiếng không có đủ uy tín trong lĩnh vực đang bàn, hoặc kẻ ngụy biện bóp méo lời vị ấy nói để làm lợi cho luận điểm anh ta.     Ngụy biện lợi dụng cảm xúc (appeal to emotion http://goo.gl/T8Nkh6 - xem ví dụ 11 https://goo.gl/kMjM5s, ví dụ 17 https://goo.gl/fr6S9J): ngụy biện khi kẻ tranh luận thay vì bàn đến tính logic

Gương soi phản ánh chân thực về quá khứ

Lời mở đầu Anh Thụy Khuê đã giúp mình hiểu rõ hơn về cách tiếp cận các tài liệu lịch sử. Không phải lúc nào những người nổi tiếng cũng viết đúng, và việc chỉ tin vào uy tín của tác giả mà không xem xét kỹ lưỡng nội dung là một sai lầm phổ biến. Đây là một ví dụ điển hình của ngụy biện uy tín, khi người ta cố gắng chứng minh một điều gì đó là đúng đắn chỉ đơn giản vì nó được nói ra bởi một người có uy tín. Link: Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long Trong bài viết này, tác giả bàn về Hồi ký của Bissachere, mà nội dung nói về 2 nhân vật tốn khá nhiều giấy mực là Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Nội dụng bài viết khá đầy đủ, mình chỉ trích 1 đoạn để cho thấy sự mẫu thuẫn giữa ký sự và liệt truyện Pierre-Jacques Lemonnier de la Bissachère là ai? Là một linh mục, ngài vào chủng viện truyền giáo hải ngoại và rời đi Bắc Kỳ vào năm 1790. Ngài ở đó mười bảy năm và tìm cách thoát khỏi các cuộc đàn áp năm 1798-1802. La Bissachère đã thực hiện nhiều cuộc hành trình khắp đất nước và t

Phương pháp Eisenhower là gì?

Khi nghiên cứu về năng suất cá nhân, mình để ý có một phương pháp luôn được các productivity gurus (bậc thầy về năng suất) nhắc đến và sử dụng, đó là phương pháp Eisenhower, hay còn gọi là ma trận Eisenhower. Phương pháp Eisenhower là phương pháp quản lý công việc theo thứ tự ưu tiên, theo đó, chúng ta sẽ sử dụng 2 tiêu chí để quyết định xem công việc nào cần làm trước và công việc nào có thể để sau, đó là sự quan trọng (importance) và sự cấp thiết (urgency) của công việc. Mình đã dành khoảng 1 năm để thử nghiệm phương pháp này, và mình muốn chia sẻ với các bạn về điểm lợi và hại của nó trong bài blog lần này. Nội dung bài blog này sẽ được chia làm 3 phần: Tổng quan về phương pháp Eisenhower Cụ thể về phương pháp Eisenhower Những điều bạn cần lưu ý trước khi bắt đầu phương pháp Eisenhower 1. Tổng quan về phương pháp Eisenhower Phương pháp Eisenhower được đặt tên theo Dwight D. Eisenhower – tổng thống thứ 34 của Mỹ. Là đại tướng 5 sao (cấp cao nhất) của

Màu sắc của long bào trong lịch sử Trung Quốc

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử Trung Quốc, màu sắc của long bào – trang phục dành riêng cho hoàng đế – đã thay đổi theo từng triều đại và có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Thời nhà Tần và Tây Hán, long bào của hoàng đế thường có màu đen. Màu đen tượng trưng cho yếu tố Thủy trong ngũ hành, phù hợp với vị trí và quan niệm phong thủy của các triều đại này. Đây cũng là màu thể hiện sự uy nghiêm, quyền lực và sự ổn định. Thời Hán Văn Đế, màu sắc của long bào chuyển dần sang vàng. Vàng được chọn không chỉ vì yếu tố phong thủy (thuộc hành Thổ) mà còn vì đây là màu của đất, tượng trưng cho sự ổn định và thiêng liêng. Màu vàng dần trở thành biểu tượng của quyền lực hoàng gia. Thời Tấn, Tống, Minh, hoàng đế thường mặc long bào màu đỏ, đại diện cho Hỏa, yếu tố quan trọng trong ngũ hành. Màu đỏ cũng mang ý nghĩa về sức mạnh, sự may mắn, và thịnh vượng. Từ các triều đại sau, đặc biệt từ thời nhà Đường và nhà Thanh, màu vàng trở thành màu sắc chính thức và cấm kỵ dành riêng cho hoàng đế. Vàng được co

Mai Hoa Dịch số

Mai Hoa Dịch số (chữ Hán: 梅花易數) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biến; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra (theo âm lịch). Nguồn gốc của Mai Hoa Dịch Số Mai Hoa Dịch Số do Thiệu Khang Tiết (邵康節), một triết gia và nhà toán học thời nhà Tống, phát triển. Ông đã kết hợp lý thuyết Kinh Dịch với các quy luật thiên nhiên và hiện tượng xung quanh để tạo ra phương pháp này. "Mai Hoa" nghĩa là hoa mai, biểu tượng cho sự giản dị, nhưng cứng cỏi và bền bỉ, phản ánh sự tinh tế của lý thuyết này.  Nguyên lý cơ bản của Mai Hoa Dịch Số Dựa trên Kinh Dịch Mai Hoa Dịch Số sử dụng các quẻ dịch trong Kinh Dịch để dự đoán và phân tích các sự việc. Kinh Dịch có 64 quẻ chính, mỗi quẻ được tạo từ sự kết hợp của 8 quái (Càn, Khôn, Khảm, Ly, Chấn, Tốn, Cấn, Đ

37 loại ngụy biện và các ví dụ dễ hiểu

Ngụy biện là cách nói chuyện hay lý luận nghe có vẻ đúng nhưng thực chất là sai, nhằm mục đích thuyết phục người khác tin vào điều không đúng. Để dễ hiểu, ngụy biện giống như khi ai đó dùng mẹo hoặc cách nói lắt léo để làm người khác tưởng lầm, thay vì giải thích bằng lý do hợp lý. Hôm rồi mình tình cờ đọc được bài về 37 loại nguỵ biện, thấy hay nên copy về chia sẻ với anh em. 1. Ngụy biện Công kích Cá nhân - Ad hominem *“* Ngụy biện Công kích Cá nhân là một loại ngụy biện trong tranh luận, trong đó người đưa ra lý luận tấn công vào cá nhân của đối phương thay vì phản biện hoặc chỉ ra lỗi sai trong lập luận của họ. Cụ thể, thay vì tập trung vào luận điểm hoặc ý kiến mà đối phương đưa ra, người sử dụng ad hominem chuyển hướng tranh luận bằng cách chỉ trích tính cách, động cơ hoặc phẩm chất cá nhân của người đối thoại.” → Ví dụ: Lâm và Cường đang tranh luận về một chủ đề kinh tế. Khi đuối lý thì Cường quay ra nói rằng Lâm không đủ tư cách nói chuyện kinh tế vì