Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Method of Loci: kỹ thuật cổ xưa giúp anh em ghi nhớ gần như mọi thứ

Method of Loci: kỹ thuật cổ xưa giúp anh em ghi nhớ gần như mọi thứ Giữa thời đại mà hầu hết anh em đã với việc dùng điện thoại để ghi nhớ lịch hẹn, danh sách công việc, hay cả đường đi, có một kỹ thuật ghi nhớ gọi là “method of loci" đang dần quay trở lại. Kĩ thuật này, còn được gọi là “cung điện ký ức”, đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước và là cách ghi nhớ bằng hình ảnh không gian được người Hy Lạp, La Mã cổ đại sử dụng. Hiện nay, phương thức này đang được các vận động viên trí nhớ lẫn người mắc bệnh mất trí nhớ cải thiện khả năng ghi nhớ đáng kể. Method of Loci là gì? Method of Loci: cung điện ký ức là cách gắn thông tin vào một không gian anh em quen thuộc Method of loci là một kỹ thuật ghi nhớ dựa trên trí tưởng tượng không gian. Về cơ bản, anh em hình dung một nơi quen thuộc như nhà của mình, hay đường đến chỗ làm, rồi gắn các thông tin cần nhớ vào từng vị trí cụ thể trên hành trình đó. Càng hình ảnh hóa thông tin một cách sinh động, kỳ quặc, thậm chí hơi “lố bịch”, thì bộ nã...
Các bài đăng gần đây

Tản mạn về cờ tướng

Từ nhỏ, mình hay phim TVB, biết được nhiều câu thành ngữ, điển tích qua những bộ phim. Qua phim Hán Sở kiêu hùng (楚漢驕雄 – The Conqueror’s Story 2006) thì mình biết thêm thành ngữ Sở Hà Hán Giới. Lịch sử cờ tướng Cờ tướng và cờ vua thực ra có chung một tổ tiên: Saturanga – trò chơi cổ của người Ấn Độ. Khi Saturanga truyền về phía Tây,  Saturaga đã phát triển thành cờ vua. Khi đi về phía Đông, người Trung Quốc đã cải biến, và trở thành cờ tướng. Cờ vua và cờ tướng   Saturanga hay Chaturanga (chữ Phạn: चतुरङ्ग caturaṅga)    Những thay đổi trong cờ tướng Từ "ô" sang "lộ" Khác với cờ vua dùng ô vuông, cờ tướng đi quân theo đường ngang – đường dọc tạo thành 81 giao điểm. Bạn sẽ thấy bàn cờ tướng vô cùng rộng rãi hơn bàn cờ vua. Hà giới Một khoảng trống nằm giữa bàn cờ tượng trưng cho dòng sông Hồng Câu, nơi Lưu Bang và Hạng Vũ từng chia thiên hạ “Cửu cung” Tướng chỉ được đi trong 9 giao điểm ở giữa sân nhà – nơi gọi là Cửu Cung Chữ viết thay hình dạng Không dùng hình quân ...

中國大山 — Trung quốc đại sơn

Phần 1: Hán văn 中國大山。自古必稱五嶽。五嶽者:東嶽泰山,南嶽衡山,西嶽華山,北嶽恆山,中嶽嵩山也。 古時疆域稍小,以為域內大山,無過於是。實則山之大者,當首推崑崙也。其最高處,達一萬七千餘尺。崑崙在西藏之北。其東行之脈,分三支: 北支起青海之北,經蒙古、滿洲,達山東;泰山屬焉。 中支起青海之南,經甘肅、陝西、山西,入河南;恆山、華山、嵩山皆屬焉。 南支起西藏之東,經雲南、貴州、湖南等省;衡山屬焉。 Phần 2: Phiên âm Hán Việt Trung Quốc đại sơn. Tự cổ tất xưng Ngũ Nhạc. Ngũ Nhạc giả: Đông Nhạc Thái Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Tây Nhạc Hoa Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn, Trung Nhạc Tung Sơn dã. Cổ thời cương vực thiểu, dĩ vi vực nội đại sơn, vô quá ư thị. Thực tắc sơn chi đại giả, đương thủ suy Côn-luân dã. Kỳ tối cao xứ, đạt nhất vạn thất thiên dư xích. Côn-luân tại Tây-Tạng chi bắc. Kỳ đông hành chi mạch phân tam chi: Bắc chi khởi Thanh-Hải chi bắc, kinh Mông-Cổ, Mãn-Châu, đạt Sơn-Đông; Thái-Sơn thuộc yên. Trung chi khởi Thanh-Hải chi nam, kinh Cam-Túc, Thiểm-Tây, Sơn-Tây, nhập Hà-Nam; Hằng-Sơn, Hoa-Sơn, Tung-Sơn giai thuộc yên. Nam chi khởi Tây-Tạng chi đông, kinh Vân-Nam, Quí-Châu, Hồ-Nam đẳng tỉnh; Hành-Sơn thuộc yên. Chú thích từ mới: 嵩 (Tung): tên núi 邊 (Biên): hẹp ...

Bộ tem "Thành ngữ điển tích" (bộ II) của Trung Quốc

Ngày 18-04-2010, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem "Thành ngữ điển tích" (bộ II) nói về điển tích của 4 câu thành ngữ: 1. Ngu Công di sơn (Ngu Công dời núi) Chuyện này ghi chép trong “Liệt Tử thang vấn”, một cuốn sách do nhà triết học tên là Liệt Ngự Khấu viết vào khoảng thế ký IV, V trước công nguyên. Chuyện kể rằng, có một ông lão, tên là Ngu Công, đã gần 90 tuổi rồi. Trước cửa nhà ông có hai ngọn núi lớn, một ngọn tên là Thái Hàng, một ngọn là Vương Ốc, mọi người ra vào rất bất tiện. Một hôm, Ngu Công triệu tập tất cả người trong nhà lại nói: “Hai ngọn núi này đã ngăn cản trước cửa nhà ta, ta ra cửa phải đi nhiều đường vòng oan uổng. Chi bằng chúng ta cả nhà ra sức, di chuyển hai ngọn núi này, mọi người thấy thế nào ?”. Các con, cháu Ngu Công nghe vậy đều nói: “Ông nói đúng, từ ngày mai chúng ta bắt tay vào làm”. Thế nhưng, vợ Ngu Công ...

Tổng hợp danh ngôn - 2025

Philosophy estranges us from the familiar, not by supplying new information, but by inviting and provoking a new way of seeing. And this is the sense in which philosophy both is and begins in, disappointment. You may think that, when you enroll in this course, the difficulty will be that you have to master new, abstruse, arcane theories. Not so. The difficulty of this course consists in the fact that it deals with things you already know. It works by taking what we know from familiar, unquestioned settings, and making it strange. "Triết học thách thức chúng ta không phải bằng cách cung cấp thông tin mới, mà bằng cách khiến chúng ta nhìn nhận lại những điều tưởng chừng đã rõ ràng. Độ khó của triết học không nằm ở việc học những khái niệm xa lạ, mà ở chỗ nó buộc ta phải đối diện với những điều quen thuộc trong một ánh sáng mới – làm chúng trở nên xa lạ và đáng suy ngẫm hơn bao giờ hết." – Michael Sander, in his public-lecture "Justices"  

灶君 – TÁO QUÂN

Táo quân (灶君) còn được gọi là Táo thần hay Táo công. Đạo giáo Trung Quốc tôn xưng ông là “Cửu Thiên Tư Mệnh Định Phúc Đông Trù Yên Chủ Bảo Táo Hộ Trạch Chân Quân” (九天司命定福东厨烟主保灶护宅真君), bởi thế, trên bàn thờ ông Táo của người Hoa thường đặt bài vị với bốn chữ “Định Phúc Táo Quân” (定福灶君), đó là gọi tắt danh hiệu của ông. Chữ “táo” (灶) có nghĩa là “nhà bếp”. Cả người Trung Hoa lẫn người Việt Nam đều tôn thờ thần bếp từ rất xưa. Ở Việt Nam, hình ảnh quen thuộc của Táo quân là hai ông một bà. Vậy Táo quân ở Trung Quốc thì sao? Thiên “Đạt sinh” trong sách “Trang Tử” viết rằng: 沈有履,灶有髻。 Đất bùn có quỷ Lý, dưới bếp có thần Cát. Tư Mã Bưu chú thích: 髻,灶神,着赤衣,状如美女。 Thần Cát tức Táo quân, mặc áo đỏ, hình dáng như mỹ nữ. Sách “Lễ khí ký” cũng nói: 灶者,老妇之祭也。 Táo quân là một bà lão được cúng bái. Bất ngờ không các bạn, hóa ra tạo hình ban đầu của Táo quân Trung Hoa lại là một vị nữ thần! Đến thời Đường, thiên “Nặc cao ký – thượng” trong “Dậu Dương tạp trở” của Đoàn Thành Th...

Một đoạn nhận xét trong Hoài Âm hầu liệt truyện

Đây là đoạn trích trong Hoài âm hầu liệt truyện Hoài Âm Hầu Liệt Truyện (淮陰侯列傳) là một chương quan trọng trong tác phẩm Sử ký (史记) của nhà sử học Tư Mã Thiên, ghi chép về cuộc đời và sự nghiệp của Hàn Tín (韓信), một trong những danh tướng kiệt xuất của thời kỳ Hán Sở tranh hùng. 假令韓信學道謙讓,不伐己功,不矜其能,則庶幾哉,於漢家勳可以比周、召、太公之徒,後世血食矣 Hán Việt "Giả lệnh Hàn Tín học đạo khiêm nhượng, bất phạt kỷ công, bất căng kỳ năng, tắc thứ cơ tai, ư Hán gia huân khả dĩ tỷ Châu, Thiệu, Thái Công chi đồ, hậu thế huyết thực hĩ." Dịch nghĩa "Giả sử Hàn Tín biết học đạo khiêm nhường, không khoe công lao, không tự phụ tài năng, thì gần như công lao của ông đối với nhà Hán có thể sánh ngang với Châu Công, Thiệu Công, Thái Công, và đời sau sẽ được cúng tế mãi mãi." Bất phạt kỷ công (不伐己功): Không khoe công lao của mình. Bất căng kỳ năng (不矜其能): Không kiêu căng về tài năng. Huyết thực (血食): Được thờ cúng, tế lễ bởi hậu thế. Ư Hán gia huân "於" (ư): Giới từ, nghĩa là "đối với" hoặc ...

Lo trời đổ

Ngày nay, chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế mà lo khi trời đổ, đất long thì anh người nước Kỷ cũng lo xa quá thật! Nước Kỷ có kẻ lo trời đổ, đất long thì thân mình không biết nương tựa vào đâu. Anh ta lo quá đến nỗi bỏ cả ăn, cả ngủ. Lại có người thấy anh ta lo thế, mà lo cho anh ta mới giảng giải cho biết rằng: - Trời chỉ là không khí chứa đầy lại mà thôi. Không chỗ nào là không có không khí, anh co, ruỗi, hút, thở suốt ngày ở trong vòng trời, thì việc gì lo trời đổ. Anh ta nói: - Trời mà quả là không khí, thì còn mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao chẳng có lúc sa xuống ư? Người kia lại giảng: - Mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao cũng là thứ hoặc phát quang, hoặc thụ quang ở tầng không khí, giá có sa xuống nữa, thì chẳng qua cũng là khí thôi có hại chi đến người. Anh ta lại nói: - Thế còn đất long lở thì làm sao? Người kia lại giảng: - Đất là một khối rất to, đâu đâu c...

Lý do người Trung Quốc treo chữ 'Phúc' ngược khi đón Tết

Vào thời Minh, một gia đình mù chữ đã suýt bị xử tử vì dán ngược chữ "Phúc". Người Trung Quốc rất thích treo thư pháp khi trang hoàng nhà cửa đón năm mới, trong đó chữ "Phúc" (福) rất được ưa chuộng. Chữ Phúc thường được viết bằng mực vàng trên giấy đỏ, treo trên các cánh cửa khắp đất nước bởi người Trung Quốc hy vọng may mắn cho năm mới. Đồ trang trí dịp Tết thường được để lại cả năm, không gỡ bỏ cho tới trước thềm năm mới tiếp theo. Tuy nhiên, du khách đến Trung Quốc sẽ thường thấy gia chủ đặt chữ "Phúc" trái chiều trước cửa nhà. Theo dân gian truyền miệng, hoàng đế dưới thời nhà Minh (1368–1644) chiếu lệnh cho mọi gia đình phải dán chữ "Phúc" lên cửa nhà để đón Tết Âm lịch. Vào ngày đầu tiên của năm mới, hoàng đế cử lính đến từng nhà kiểm tra. Quân lính phát hiện một gia đình mù chữ đã dán ngược chữ "Phúc". Chữ Phúc dán ngược trên cửa nhà của người Trung Quốc. Ảnh: Sara Naumann. Chữ Phúc dán ngược trên cửa nhà của người Trung Quốc.  ...

道可道,非常道 (Đạo khả đạo phi thường đạo)

Đây là câu mở đầu trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử là một trong những câu triết lý sâu sắc và đa nghĩa nhất, mang nhiều tầng ý nghĩa khi nói về "Đạo." Phân tích từng cụm từ 道 (Đạo) Chữ "Đạo" có hai ý chính: Đường, con đường, quy luật tự nhiên, nguyên lý vận hành của vũ trụ. Diễn đạt, trình bày, hoặc khẳng định một điều gì đó. Trong ngữ cảnh của Lão Tử, "Đạo" mang ý nghĩa trừu tượng hơn, chỉ nguyên lý tuyệt đối, quy luật bất biến của vũ trụ. Đạo vừa là sự tồn tại bao trùm, vừa là trạng thái hỗn mang chưa phân chia (âm dương). 可道 (Khả đạo) "Khả" nghĩa là có thể. "Khả đạo" nghĩa là "Đạo có thể diễn đạt, giải thích." Tuy nhiên, Lão Tử muốn nhấn mạnh rằng, nếu Đạo có thể nói ra, diễn đạt một cách cụ thể, thì đó không phải là Đạo tuyệt đối. 非常道 (Phi thường đạo) Phi (非): Không. Thường (常): Bất biến, vĩnh hằng. Trong ngữ cảnh của Đạo Đức Kinh, cả "Thường" và "Hằng" đều có thể thay thế lẫn nhau (thường đạo - hằng đạo...